Điện Hòn Chén

Liên hệ

Giới thiệu

Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó có liên quan đến giai thoại về vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.

Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương, ẩn mình dưới những tàng cây cao bóng cả. Mặt bằng của toàn bộ cụm di tích này không lớn lắm, công trình kiến trúc chính là Minh Kính Đài tọa lạc ở giữa; bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh; bên trái là dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, động thờ ông Hổ, am Ngoại Cảnh. Sát mép bờ sông còn có am Thủy Phủ. Ngoài ra, trong phạm vi ấy còn có nhiều bệ thờ, nhiều am nhỏ nằm rải rác đó đây.

Điện Hòn Chén hướng mặt ra sông Hương

Ðiện Hòn Chén có từ lâu đời, thờ vị nữ thần Thiên Y - A - Na thuộc tín ngưỡng của người Champa. Trước đó kiến trúc thế nào không rõ, song vào năm 1832 vua Minh Mạng mới bắt đầu ra lệnh sửa sang, và mở rộng điện thờ nữ thần Thiên Y - A - Na, hàng năm đều có tế lễ.

Năm 1882, vua Ðồng Khánh lại cho tu sửa điện quy mô hơn và đổi tên là Huệ Nam Điện. Điện Hòn Chén ngoài giá trị là một nơi phục vụ tín ngưỡng, tâm linh tôn linh tôn giáo mà nó là một trong những điểm thu hút khách tham quan. Chính kiến trúc của đền cùng với dòng sông, làng mạc, núi non, tạo nên cho bức tranh của điện Hòn Chén thêm hữu tình.

(st)

Nhận xét

Gửi bình luận