Cẩm nang du lịch chùa Trầm – chùa Trăm Gian

Hà Nội, Thứ 6 | 30.09.2016

Nội dung

Chùa Trầm thuộc Hà Tây cũ. Đây không phải là điểm tham quan nổi tiếng nhưng lại hấp dẫn nhiều du khách thích khám phá tìm hiểu về văn hóa làng quê, làng nghề và những ngôi chùa cổ kính gần Hà Nội.

1. Phương tiện di chuyển và thời gian

- Địa điểm xuất phát: Hà Nội

- Thời gian: Cuộc hành trình diễn ra trong 1 ngày. Tuy nhiên du khách có thể đến đây tham quan  vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

- Phương tiện di chuyển: Xe máy

2. Tham quan gì ở chùa Trầm - chùa Trăm Gian

Là một ngôi chùa cổ được xây dựng vào đầu thế kỉ 16, do một vị tướng quân xuất gia lập nên. Chùa nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, thuộc vùng đất So Sở, là một quần thể kiến trúc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc chùa Bắc Bộ và núi, hang động tự nhiên.

Tới đây ngoài thăm quan thắng cảnh Chùa bạn còn được vào sâu trong lòng Hang, nơi đặt các bức tượng phật làm bằng đá. Leo lên đỉnh núi Tử Trầm để phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh Hà Nội phía Tây Nam.

Ngoài Chùa Trầm nếu còn sớm bạn nên ghé thăm chùa Trăm Gian, một ngôi chùa cổ khác với kiến trúc độc đáo với hơn 100 gian, có lẽ do vậy mà chùa có tên là Trăm Gian.

Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông năm 1185, được trùng tu tôn tạo qua nhiều triều đại, tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo với 104 gian (theo cách tính cứ 4 góc cột là 1 gian).

Chùa có 3 khu kiến trúc chính trải dần theo độ cao của triền đồi, bao gồm: Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán và nhà Giá Ngự nhìn ra mặt hồ sen, Cụm thứ 2 gồm một toà gác chuông 2 tầng mái, treo một quả chuông đúc năm 1794, Cụm thứ 3 là chùa chính, gồm nhà bái đường, toà thiêu hương và thượng điện; hai bên là 2 dãy hành lang; trong cùng là nhà tổ.

Đến với chùa bạn sẽ cảm nhận một không khí linh thiêng, êm đềm của những ngôi chùa vùng Bắc Bộ. Đường dẫn vào chùa đi qua nhiều làng, nơi bạn có thể tự mình khám phá những hoạt động thường ngày của người dân quê.

Trên đường đến chùa Trầm, bạn có thể ghé qua làng chuông – một làng nghề nổi tiếng với những chiếc nón lá. Tại đây bạn sẽ có cơ hội tham gia vào phiên chợ làng Chuống.

Đến đúng vào dịp phiên họp chợ Nón bạn nên dạo quanh các gian hàng bán Nón, chụp ảnh và tận hưởng không khí phiên chợ quê. Sau đó bạn có thể dạo quanh làng, vào thăm quan một trong số những gia đình làm Nón. Tại đây bạn sẽ được giao lưu cùng chủ nhà, tìm hiểu cách làm Nón cũng như nghe những câu chuyện về cuộc sống và nghề làm Nón.

Ngoài ra  bạn có thể ghé chợ ăn trưa với các món bún ốc hoặc bánh trái các loại. Chợ quê không có nhiều lựa chọn ăn uống nhưng sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm hết sức thú vị.

3. Lưu ý khi thăm quan chùa Tây Phương.

Trang phục lịch sự , kín đáo phù hợp với cửa phật.

Có thể chuẩn bị đồ lễ để mang theo.

(Sưu tầm)

http://toidi.net/blog-phuot/tham-lang-chuong-chua-tram-mot-ngay.html

 

Bài liên quan

Nhận xét

Gửi bình luận