Cẩm nang du lịch chùa Hoằng Pháp - P1

Hồ Chí Minh, Thứ 4 | 07.12.2016

Nội dung

Chùa do Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957 trên một cánh rừng chồi. Đây là ngôi chùa nổi tiếng của đất Sài Thành với nhiều danh lam thắng cảnh.

1.Phương tiện đi lại

Du khách từ Hà Nội có thể đi tàu lửa. Với tàu lửa nên đi tàu Thống Nhất từ ga Hà Nội. Đây là chuyến tàu chạy nhanh nhất, 30 tiếng từ Hà Nội vào Sài Gòn. Giá vé tàu phụ thuộc vào bạn mua loại ghế gì và ở khoang nào. Với ô tô nên đi xe của hãng Hoàng Long, Mai Linh,…giá rẻ, dịch vụ tốt, xe giường nằm to, thoải mái với giá vé thường dao động từ 500.000 VNĐ trở lên, thời gian di chuyển trong khoảng 30 – 40 tiếng.

Ngoài ra, du khách tại Hà Nội cũng có thể đi với máy bay thì nên đi Jetstar hoặc Vietjet cho phù hợp với kinh nghiệm du lịch Sài gòn giá rẻ. Thời gian di chuyển là 1 giờ 30 phút. Một kinh nghiệm quý báu cho những du khách đó là nên đặt vé trước dù là đi máy bay hay tàu hỏa, và có nhiều đợt giảm giá nên săn vé trước 1-2 tháng là tốt hơn cả.

Còn đối với dân phượt đi bằng xe máy, phương tiện cá nhân của mình thì nên chuẩn bị thật kỹ càng. Các thứ không thể thiếu như đồ vệ sinh cá nhân, thuốc đặc trị, khăn tắm, đồ bơi,… Đặc biệt là mang theo xăng dự trữ đề phòng hết xăng nơi không có cây xăng.

Đối với du khách tại thành phố Hồ Chí Minh, và những du khách sau khi đến được thành phố có thể di chuyển bằng rất nhiều phương tiện đến chùa Hoằng Pháp: taxi, xe máy, xe bus, xe đạp, xích lô…Nhưng để tiết kiệm chi phí thì nên đi xe bus.

Du khách nên chọn tuyến xe buýt phù hợp đi bến xe Củ Chi, sẽ đi ngang qua chùa Hoằng Pháp. Ví dụ tuyến 13, từ công viên 23/9, chợ Bến Thành đi theo đường Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh đến bến xe Củ Chi, khi đến ngã ba chùa Hoằng Pháp tiếp tục xuống và đi xe ôm vào chùa. Hay tuyến 74 từ bến xe An Suong đến bến xe Củ Chi, tuyến 94 bến xe Chợ Lớn đến bến xe Củ Chi có đi qua chùa.

Cổng chùa Hoằng Pháp. Ảnh: Mapio

2.Thăm gì ở chùa

Chùa Hoằng Pháp do cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957 trên một cánh rừng chồi. Trong chùa có điện Phật tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca ngự trên tòa sen trong tư thế thiền định. Ngoài ra còn có 7 bức phù điêu bằng xi-măng.

Từ ngoài nhìn vào cổng tam quan, cổng chính đề chữ "Chùa Hoằng Pháp", hai cổng phụ bên trái đề chữ Từ bi, bên phải đề chữ Trí tuệ.

Hiện nay, ngôi đền có một khuôn viên rộng lớn với nhiều cây cao bóng mát sau khi trải qua giai đoạn tái thiết, nâng cấp.

Tiểu Quyên – Balodi (tổng hợp)

>> Đọc thêm Cẩm nang du lịch chùa Hoằng Pháp - P2

Bài liên quan

Nhận xét

Gửi bình luận