Cẩm nang du lịch chùa Giác Lâm

Hồ Chí Minh, Thứ 4 | 07.12.2016

Nội dung

Chùa Giác Lâm hay Giác Lâm tự còn có các tên khác là Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đây cũng là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Vì rât nổi tiếng nên có rất đông du khách viếng thăm, nhất là dịp đầu năm mới.

1.Phương tiện di chuyển

Địa điểm xuất phát: Hà Nội. Phương tiện di chuyển tốt nhất cho du khách tại Hà Nội đó là máy bay, sau đó đi taxi hay xe buýt từ sân bay đến chùa Giác Lâm.

Còn nếu du khách ở thành phố Hồ Chí Minh thì có thể di chuyển bằng ô tô, xe máy hay taxi rất thuận tiện.

Tuyến xe buýt qua chùa Giác Lâm tại TP. Hồ Chí Minh:

Tuyến xe buýt số 145: BX Chợ Lớn – Chợ Hiệp Thành

Lộ trình: Bến xe Chợ Lớn - Lê Quang Sung - Nguyễn Thị Nhỏ - Hùng Vương - Minh Phụng - Hàn Hải Nguyên - Lạc Long Quân - Lý Thường Kiệt - Hoàng Văn Thụ - Cộng Hòa - Trường Chinh - Quốc lộ 1A – Cầu vượt Công viên Phần mềm (CVPM) Quang Trung - CVPM Quang Trung - Tô Ký - HT13 - Bến xe buýt Chợ Hiệp Thành. Và ngược lại

Tuyến xe buýt số 148: BX Miền Tây – Đầm Sen – Gò Vấp

Lộ trình: Bến xe Miền Tây - Kinh Dương Vương - Hậu Giang - Minh Phụng - Bình Thới - Lạc Long Quân - Lý Thường Kiệt - Hoàng Văn Thụ - Xuân Diệu - Nguyễn Thái Bình - Cộng Hoà - Hoàng Văn Thụ - Phan Đình Giót - Phổ Quang - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn - Lê Lai - Lê Lợi - Nguyễn Văn Nghi - Nguyễn Thái Sơn - Phan Văn Trị - Bãi Hậu cần số 1 (Gò Vấp). Và ngược lại.

Khuôn viên chùa. Ảnh: Du lịch thiên nhiên

2.Tham quan gì ở chùa Giác Lâm

Chùa tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Giác Lâm thành lập năm 1744. Đây là một trong những ngôi chùa có mặt sớm nhất ở đất Gia Định còn tồn tại đến nay, do cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương xây dựng.

Chùa Giác Lâm có thể dễ dàng nhận ra từ xa với ngôi bảo tháp Xá Lợi Phật cao 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng.

Bảo tháp Xá Lợi. Ảnh: didauchoigi 

Chùa mang kiến trúc tiêu biểu ở miền Nam, gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau, tiêu biểu cho lối kiến trúc chùa Nam bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ tam. Chính điện là kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, có bốn cột chính gọi là tứ trụ. Có đến 98 cây cột chùa, với nhiều lời giáo huấn Phật giáo được chạm khắc tinh vi.

Bên trái của chùa là khu mộ tháp của các vị hòa thượng đã trụ trì ở đây và trước sân chùa có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát dưới bóng cây bồ đề. Từ hàng trăm năm nay sân vườn trước chùa là nơi an nghỉ của những sư tăng.

Hiện nay chùa vẫn còn có đến 118 pho tượng, trong đó có 113 pho tượng cổ, là những biểu tượng văn hóa, lịch sử, phản ảnh sự thay đổi của nghệ thuật Việt Nam theo thời gian. Bộ tượng biểu chưng rõ nét nhất cho quá trình phát triển của Phật giáo ở Nam bộ là bộ tượng Thập Bát La Hán. Cũng tùy vào thời điểm viếng chùa, du khách còn có thể nghe tiếng tụng kinh của các nhà sư.

3. Ăn uống

- Ốc

Muốn ăn ốc bạn tham khảo các địa chỉ sau:

Hẻm 212B Nguyễn Trãi, quận 1
Số 132 Nguyễn Thái Học, quận 1
Số 292/15 Cách Mạng Tháng 8, quận 3
Số 126 Lê Thị Bạch Cát

- Cơm gà

Cơm gà với những nét riêng biệt của nơi đây là một món ăn mới dành cho mọi người. Cơm được nấu bằng nước luộc gà trộn thêm chút dầu mè.

Những địa chỉ cơm gà ngon:

Cơm Gà Tôn Thọ Tường,
Cơm gà bà Luận Tam Kỳ - 43B1 Chu Văn An phường 26, quận Bình Thạnh,
Cơm gà Ðông Giang - Trần Quý, quận 11
Cơm gà Thượng Hải - 21 Võ Văn Tần quận 3, giữa Lê Quý Đôn và Trần Quốc Thảo
Cơm gà Đông Nguyên - 89 Châu Văn Liêm quận 5

- Bánh xèo

Đến với thành phố hoa lệ, du khách không thể bỏ lỡ món bánh xèo ăn kèm với rau cải có vị cay nhẹ rất hấp dẫn.
Những địa chỉ nên tham khảo:
Bánh xèo Đinh Công Tráng - 49A Đinh Công Tráng quận 1
Bánh xèo Nhật Bản - 15B/11 Lê Thánh Tôn Quận 1
Bánh xèo Đinh Công Tráng - 251/3 Nguyễn Thiện Thuật quận 3
Bánh xèo Ngọc Hương - 398 Võ Văn Tần quận 3

 

Tiểu Quyên - Balodi (tổng hợp)

Bài liên quan

Nhận xét

Gửi bình luận