Cẩm nang du lịch chùa Dâu

Bắc Ninh, Thứ 4 | 30.11.2016

Nội dung

Chùa Dâu - ngôi chùa Phật giáo đầu tiên và cổ nhất nước ta, được xây dựng từ thế kỉ thứ 13, còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, tọa lạc ngay trung tâm của khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc.

1. Vị trí

Chùa Dâu thuộc thôn Khương Tự (còn gọi là làng Dâu), xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

2. Di chuyển

Để đến chùa Dâu, bạn di chuyển theo các tuyến đường sau:

Với những bạn ở Bắc Ninh (hoặc tỉnh lân cận): Từ trung tâm Bắc Ninh, bạn đi theo Quốc lộ 38 - qua cầu Hồ - qua thị trấn Hồ - gặp ngã tư Đông Côi, thì rẽ phải theo Quốc lộ 18B gần 6km nữa là tới Chùa Dâu.

Đi từ Hà Nội có 2 cách cho bạn lựa chọn:

- Xe buýt: Đi tuyến 204, Hà Nội - Thuận Thành (Bắc Ninh), bạn xuống ở khu vực chợ Dâu nằm gần chùa Dâu.

- Bằng phương tiện cá nhân: Đi theo Quốc lộ 5 - đến ngã 4 Phú Thị thì rẽ trái theo Quốc lộ 18B - qua phố Sủi - qua chợ Keo, đi tiếp khoảng 6km nữa là tới Chùa Dâu.

3. Ăn uống

Đi chùa Dâu bạn sẽ mất khoảng 1 ngày nên bạn cũng không quá lo lắng về việc ăn uống. Xung quanh chùa Dâu có chợ và nhiều hàng quán, đồ ăn ngon và giá cả hợp lý. Chỉ cần đi xung quanh một chút bạn sẽ tìm được món ưa thích.

4. Đặc điểm nổi bật của chùa Dâu

Đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ, và nhiều pho tượng cổ. Ở gian giữa chùa có pho tường Bà Dâu hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ, có niên đại từ thế kỉ 18.

Ở giữa sân chùa là tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm.

Bạn sẽ còn ấn tượng với tượng cừu đá ở dưới chân tháp Hòa Phong, dài 1,33 m, cao 0,8 m.

Muốn tham dự lễ hội cổ tại chùa Dâu, bạn hãy đến vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Tại lễ hội bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng và hiểu hơn về nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống người xưa còn được lưu giữ đến ngày nay.

5. Lưu ý

- Đến chùa các bạn nhớ giữ gìn lời ăn tiếng nói, tránh nói to, gây ồn ào, hay phát ngôn thô tục.

- Trang phục lịch sự, kín đáo, thoải mái hoạt động.

- Đến vào dịp lễ hội bảo quản tư trang cẩn thận, tránh bị mất cắp.

Thảo PT - Balodi.vn

(Tổng hợp)

Bài liên quan

Nhận xét

Gửi bình luận