Cách xử lý khi bị rắn độc cắn khi đi du lịch

Hà Nội, Thứ 6 | 16.12.2016

Nội dung

Du lịch dã ngoại, đặc biệt là khi lên rừng cần thận trọng với rắn độc và học cách xử lý khi bị cắn, để tránh được nguy cơ tử vong hay các biến chứng về sau.

Du khách cần cảnh giác với rắn độc cắn khi tới các vùng đồi núi, đồng quê hoặc những khu vực như bãi cỏ, rừng cây. Khi du lịch cùng trẻ nhỏ không nên cho bé leo trèo cây, vì dễ bị tai nạn do ngã hoặc rắn lục núp trong các tầng lá tấn công.

Rắn độc cắn hay trú ngụ tại các vùng đồi núi, đồng quê. Ảnh: wetrek

Nhưng nếu không may bị rắng độc tấn công, cần phải sơ cứu đúng cách như sau:

- Rất nhiều người hoảng loạn sau khi một vết rắn cắn. Điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh. Sau khi bị rắn cắn, cố gắng tránh xa khỏi con rắn càng xa càng tốt.

- Sau đó tìm một nơi an toàn để ngồi xuống càng sớm càng tốt. Nọc độc này có thể nhanh chóng khuếch tán vào cơ thể. Vì thế hãy ngồi xuống sẽ làm giảm nguy cơ ngất xỉu trong vòng vài phút đầu tiên.

- Trong hầu hết các trường hợp, nọc độc xâm nhập vào cơ thể theo con đường mạch bạch huyết, không phải mạch máu thông thường. Con đường vận chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động. Nếu nạn nhân, đặc biệt vùng cơ thể bị cắn không hạn chế vận động thì nọc sẽ xâm nhập nhanh hơn.

- Tháo bỏ tất cả nhẫn, đồng hồ, quần áo và bất cứ thứ gì trên tay chân chỗ vết thương, vì những đồ vật này sẽ làm sưng tấy vết thương và điều đó hoàn toàn không tốt.

- Bệnh nhân hãy lấy 5 phút để bình tĩnh lại và có kế hoạch sơ cứu. Việc sơ cứu sẽ dễ dàng hơn.

- Cần băng vùng bị cắn bằng một dải băng chun khổ rộng hay vải sạch để làm chậm tốc độ lan truyền của nọc độc. Giữ tay hoặc chân cố định, băng chặt vừa phải vì nếu chặt quá sẽ làm nghẽn mạch ở cổ tay hay chân. Nếu không thấy mạch, người sơ cứu cần nới băng một chút. Quấn băng vòng quanh tay hoặc chân và quấn cao lên cả cánh tay hay tới đầu gối, tuy nhiên phải nhớ kiểm tra mạch. Sau đó quấn vào nẹp để hạn chế cử động.

- Tiếp đó cần liên lạc với các nhân viên cấp cứu càng sớm càng tốt để giúp bạn đến một bệnh viện. Nếu bạn có một chiếc điện thoại di động hãy gọi số 115 hoặc gọi đến các cơ sở y tế.

- Để giảm đau cho nạn nhân hãy dùng acacetaminophen thay vì aspirin. Đá lạnh cũng có tác dụng giảm đau và làm chậm độ lan truyền của chất độc. Sau khi bọc tay hoặc chân (nơi có vết rắn cắn) bằng một tờ nilon và vải dày, chườm đá đã được nghiền nát quanh nó.

- Cần chú ý theo dõi vết cắn này liên tục với mỗi 15 hoặc 30, các các triệu chứng khi bị nhiễm độc phát triển làm thay đổi cảm nhận của khứu giác, đột ngột mất thị lực, rối loạn thị giác, ù tai, nhức đầu, buồn nôn và ói mửa, chảy máu từ bất cứ nơi nào, chóng mặt, khó thở,… hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là đau và sưng.

- Đừng để nỗi sợ hãi làm tăng cao nhịp tim và tăng tốc độ lưu thông nọc độc, buộc bệnh nhân không di chuyển để được chăm sóc.

Rõ ràng, sẽ tốt hơn cho khách du lịch nếu như biết cách phòng tránh hơn chữa. Tốt hơn hết cần mang giày cao cổ, ủng và mặc quần dài phủ ngoài giày, đội mũ rộng vành khi đi trên cỏ rậm hoặc vùng có nhiều rắn. Dùng đèn khi đi trong bóng tối hoặc ban đêm, không ngủ dưới nền đất, và cẩn thận khi đi ra ngoài mùa hè, trời mưa, tối. Ngoài ra, có thể đem theo người một số loại cây như sả, lưỡi hổ, sắn dây, hoa lan tỏi... vì chúng đều có tác dụng đuổi rắn.

Không ngồi lên đá, vì rất có thể sẽ ngồi lên một con rắn. Rắn có xu hướng gần nước, nên ở sông hay suối thì khả năng gặp rắn cao hơn.

Đặc biệt là vào mùa xuân và mùa thu tần số nhìn thấy rắn cũng tăng lên.

Tiểu Quyên – Balodi (dịch)

Bài liên quan

Nhận xét

Gửi bình luận