Cách sơ cứu vết cắn Rắn đuôi chuông P1

Hà Giang, Thứ 2 | 29.08.2016

Nội dung

Có lẽ bạn đã nghe rất nhiều câu chuyện về rắn cắn và làm thế nào để chữa trị nó. Dưới đây là bài viết hướng dẫn bạn xử lý khi bị rắn đuôi chuông cắn trong trường hợp đi du lịch núi rừng hay bắt gặp trong cuộc sống.

Vết cắn của rắn đuôi chuông có thể gây chết người, việc chữa trị là rất quan trọng. Giải pháp tốt nhất khi rắn đuôi chuông cắn là đến bệnh viện nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, bạn vẫn phải làm một vài thao tác để hỗ trợ vết cắn trước khi xe cấp cứu đến.

1. Bước đầu tiên: 

- Rời khỏi vị trí có rắn đuôi chuông: Nếu con rắn cảm thấy bị đe dọa, nó có thể cắn lần nữa. Vì vậy, người bị rắn cắn nên tránh xa khỏi tầm tấn công của rắn. Tránh xa con rắn ít nhất 6 mét.

Tiếp nhận hỗ trợ y tế: Tìm kiếm hỗ trợ y tế nhanh nhất có thể là rất quan trọng. Đa số các bệnh viện đều có huyết thanh kháng nọc rắn, và hầu hết các nỗ lực chữa trị trước khi đến bệnh viện không giúp ích nhiều. Nếu bạn ở tại khu vực có thể gọi 115 thì đó là lựa chọn tốt nhất của bạn. Nếu không, hãy tìm kiếm trợ giúp để bạn hoặc người bị rắn cắn được đến đến bệnh viện gần nhất.

Thậm chí nếu bạn không chắc liệu mình có bị cắn bởi rắn đuôi chuông hay không, bạn vẫn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức. Sẽ tốt hơn nếu bạn ở bệnh viện khi các triệu chứng của nọc độc ngấm vào cơ thể bắt đầu xuất hiện.

Không nâng vùng bị rắn cắn lên phía trên tim: Nếu bạn nâng vùng này lên phía trên tim, máu chứa nọc độc từ vết cắn sẽ di chuyển đến tim nhanh hơn

Giữ cơ thể bất động: Nếu có thể, tránh vận động cho đến khi nhận được hỗ trợ. Việc di chuyển sẽ làm tăng tốc độ lưu thông của máu, làm nọc độc lan tỏa trong cơ thể nhanh hơn. Vì vậy, bạn hoặc người bị rắn cắn nên tránh di chuyển nếu có thể. Tất nhiên, nếu bạn ở một mình, tìm kiếm sự giúp đỡ quan trọng hơn việc giữ cơ thể bất động.

2. Xử lý vết cắn:

- Cởi bỏ quần áo và trang sức: Vùng da bị rắn cắn có thể sưng lên nhanh chóng, vì vậy, hãy cắt hoặc cởi bỏ quần áo gần vết cắn. Đồng thời, tháo hết trang sức tại khu vực này. Nếu không cởi bỏ trước khi vết cắn sưng lên, những đồ vật trên có thể làm nghẽn mạch máu, và phải cắt bỏ các trang sức đó.

- Để vết thương chảy máu: Để cho vết cắn chảy máu tự do trong khoảng ba mươi giây. Quá trình này sẽ giúp một phần nọc độc chảy ra ngoài vết thương.

- Sử dụng thiết bị bơm hút: Sẽ tốt hơn nếu thử hút nọc độc ra ngoài, nhưng chỉ khi bạn có công cụ đặc dụng. Thiết bị bơm hút thường đi kèm với hướng dẫn sử dụng, nhưng về cơ bản là bạn đặt ống hút lên trên vết cắn để hút nọc độc ra ngoài.

- Đặt một tấm băng sạch lên phía trên vết thương: Không lấy nước rửa vết thương, vì nó có thể rửa sạch nọc rắn trên da bạn. Các chuyên gia y tế có thể sử dụng những dấu vết trên da bạn để hỗ trợ quá trình điều trị, bằng cách xác định bạn bị cắn bởi loại rắn đuôi chuông nào.

- Nẹp hoặc băng tay lại: Nẹp hay băng bó sẽ giúp giữ vết thương bất động, hạn chế lưu thông máu tại vết cắn. Từ đó giúp nọc độc không lan tỏa.

(Sưu tầm)

Cách sơ cứu vết cắn Rắn đuôi chuông P1

 

Bài liên quan

Nhận xét

Gửi bình luận