Bộ kỹ năng nhất định phải biết trước khi leo núi

Lào Cai, Thứ 5 | 22.12.2016

Nội dung

Hòa mình với thiên nhiên hoang sơ, được trải nghiệm thử thách leo núi, cảm nhận và tận hưởng vẻ yên bình giữa núi rừng bao la là lựa chọn của nhiều người khi muốn rời xa nhịp sống có phần ồn ào chốn thành thị. Tuy nhiên rừng núi luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, để đảm bảo sự an toàn và không gặp bất trắc khi leo núi bạn nhất định phải nắm trong tay những kĩ năng sau đây.

1. Nghiên cứu và lên lịch trình thật kỹ trước mỗi chuyến đi

Nên tìm hiểu lịch trình của chuyến đi, những thông tin về thời tiết, địa điểm sẽ đi qua, mức độ an toàn, vị trí cắm trại... và lên phương án cụ thể.

Ở Việt Nam, mà cụ thể là hành trình leo Fan, thời điểm thích hợp nhất leo núi là mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong đó, thời gian đẹp nhất là tháng 10 và tháng 11. Còn khoảng thời gian từ tháng 4 - 9 là mua mưa, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều và đặc biệt nguy hiểm.

Luôn mang theo bản đồ và 1 bản copy về lịch trình của bạn trong hành lý đề phòng bất trắc xảy ra.

2. Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho chuyến đi

Những vật dụng cần thiết như quần áo, giày đế mềm, áo khoác nhẹ, áo mưa, mũ, kính, kem chống côn trùng, ba lô chống nước, có nhiều ngăn để đồ thuận tiện.

Chuẩn bị thật kỹ càng là chìa khoá để sống sót

Ngoài ra, lều trại, túi ngủ, áo mưa, tấm trải, đèn pin, dao, bật lửa, nồi niêu xoong chảo (để nấu ăn), túi sơ cấp cứu và thuốc y tế, đặc biệt nên có thêm một loại thuốc khử trùng nước phòng trường hợp hết nước khoáng hoặc nước đun sôi đem theo dọc đường.

3. Kỹ năng leo núi

Khi lên dốc phải sử dụng sức nhiều nên rất dễ bị mệt. Hãy giữ cho nhịp thở điều hòa, nếu thở nhanh có nghĩa là các bạn đã đi quá sức, hãy tạm nghỉ chừng 5 – 10 phút. Không nên nghỉ lâu vì cơ bắp bạn sẽ bị giãn, gây đau nhức.

Luôn cầm theo một chiếc gậy leo núi, nếu không có thì có thể sử dụng cành cây. Mỗi lần bước lên phiến đá, hãy ướm thử độ bám trước khi đặt chân lên.

Leo núi cũng là nghệ thuật, và nghệ thuật này cần phải làm đúng.

Nếu dốc đứng, hãy men triền theo hình chữ Z, tay bám vào các mô đá, thân cây bên đường.

Khi xuống dốc bạn phải thật cẩn thận, không nên đi quá nhanh vì rất dễ bị vấp.

Hãy khom người và chùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định. Nếu dốc khá đứng, hãy xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám leo xuống.

Với những lộ trình khó, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng máy định vị GPS, khi di chuyển phải đánh dấu đường phòng trường hợp bị lạc. Trên núi cao có thể mất sóng điện thoại, việc liên lạc bằng máy bộ đàm là một lợi thế.

4. Di chuyển chậm, tuyệt đối không leo núi một mình

Bạn nên di chuyển chậm, nhịp nhàng, tận dụng điểm bám cho bàn tay, điểm tựa cho bàn chân, luôn nhớ "chậm nhưng chắc".

Bạn nên nhớ tuyết đối tránh leo núi một mình. Việc leo núi theo nhóm có thể tăng khả năng sống sót nếu chẳng may gặp nạn: ngã gãy chân, chảy máu, ngất xỉu... Ngoài ra nếu không may bị thú rừng, đặc biệt là rắn độc tấn công, nếu không có sự trợ giúp của người khác, bạn gần như sẽ cầm chắc cái chết.

(Sưu tầm)

Nguồn: National Geographic, Wikihow

 

Bài liên quan

Nhận xét

Gửi bình luận