Giống và khác nhau giữa bánh căn Đà Lạt và Phan Rang

, Thứ 2 | 28.06.2021
Đăng bởi: Đoàn Thủy Hằng

Nội dung

Thực khách ăn bánh căn Phan Rang với một tô nước cá kho nhạt hoặc mắm nêm, còn người Đà Lạt quen ăn kèm nước sốt xíu mại.

Bánh căn là món ăn giản dị, đặc trưng của người Chăm tại Ninh Thuận, đặc biệt ở Phan Rang - Tháp Chàm. Qua quá trình chế biến, người Việt học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cái mới, làm món ăn này thêm đa dạng và đặc sắc hơn.

Bánh căn Phan Rang đúng điệu phải được được đổ trong khuôn đất sét mua về từ Bàu Trúc, mỗi khuôn có 8-10 chén nhỏ rời nhau đi kèm nắp đậy. Bánh căn làm từ bột gạo pha nước loãng, khi đổ bánh không cho dầu hay mỡ như bánh khọt miền Tây, thành ra bánh có lớp vỏ mỏng, giòn nhẹ bên ngoài và thơm mùi bánh nướng đặc trưng.

Người Phan Rang truyền tai nhau về bí quyết làm nên món bánh căn ngon là phải chọn loại gạo ngon ngâm qua đêm, sau đó trộn thêm cơm nguội khi xay bột và đo lượng nước thích hợp để bánh không bị nhão, không khét khi nướng chín.

Chiếc bánh căn trắng tinh, nóng hổi với phần nhân là trứng cút đánh đều, thịt heo băm và tôm, mực... tùy theo sở thích. Khi bánh vừa chín tới thì cho thêm hành lá tươi cắt nhuyễn hay mỡ hẹ xanh mơn mởn lên trên, ốp đôi bánh lại thành từng cặp đều nhau.

Ở Ninh Thuận, cách thưởng thức bánh căn khá đa dạng, điển hình và "độc" nhất là người bán dọn bánh căn với một tô nước cá kho nhạt, nấu từ cá ngừ, cá nục, hành và dưa có vị vừa ngọt vừa đậm đà. Khi ăn, bỏ thêm xoài bào sợi vào tô nước cá, cho phần bánh vào để thấm vị hoặc chấm từng cái ăn dần.

Bài liên quan