Người Thái Đen ở Lai Châu với tục thờ thần bếp (P2)
Giới thiệu
Bếp là nơi thiêng liêng với nhiều điều kiêng kỵ
Người Thái Đen ở Mường Mít quan niệm nếu rượu nấu không ngon mặc dù người nấu, nguyên liệu và cách thức nấu rượu không thay đổi hoặc gà ấp trứng nở ít con thì đó là do vía của thần bếp ốm yếu, gia chủ phải sửa lễ mời thầy mo về cúng vía cho thần bếp. Lễ cúng diễn ra bên bếp lửa.
Khi đôi bạn trẻ xem tuổi vợ chồng tổ chức lễ cưới và lúc cô dâu về nhà chồng, ngoài việc lễ bàn thờ tổ tiên còn phải lễ cả thần bếp để thần bếp phù trợ cho việc bếp núc được tốt đẹp. Khi sinh con, sản phụ phải ở cữ 1 tháng gọi là bươn căm (tháng cấm). Trong thời gian đó, sản phụ và trẻ sơ sinh phải ở bên bếp lửa cả ngày lẫn đêm. Người chồng phải trông cho lửa bếp không bao giờ tắt để thần bếp bảo vệ vợ con, không cho các ma ác làm hại. Hết cữ, gia đình chọn ngày lành tháng tốt làm lễ ra cữ cho hai mẹ con và để tạ ơn thần bếp.
Trong nếp sống hàng ngày, những khi mưa to gió lớn, phụ nữ trong nhà lấy đũa cả cắm vào cạnh hòn đá kê làm kiềng bếp ngụ ý mong thần bếp phù hộ cho ngôi nhà được vững chãi trước mưa gió. Vào những ngày đông tháng giá, khi sưởi lửa đồng bào kiêng không đặt chân lên hoặc làm xê dịch hòn đá kê làm kiềng, cũng không được khạc nhổ vào hòn đá ấy; khi ngồi gần bếp không được quay lưng vào bếp. Khi đưa củi vào bếp đun nấu, bao giờ người Thái cũng để trống “cửa” sau của bếp để khi có giặc đến thần bếp sẽ phù hộ cho người nhà có lối thoát thân.
Đồng thời, củi đưa vào bếp không được đưa đầu ngọn vào trước vì làm thế con cháu khi sinh sẽ ra ngược. Trên bếp, tai (tay cầm) chảo, nồi… bao giờ cũng phải đặt dọc theo hướng đòn nóc nhà, chỉ khi trong nhà có người chết thì tai chảo, nồi… mới được đặt theo hướng xà ngang để báo với thần bếp rằng nhà có tang.
Cùng với những biến đổi nhanh chóng về kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là sau khi di dân tái định cư thủy điện Huổi Quảng, Bản Chát, nhiều phong tục cổ truyền của người Thái Đen xã Mường Mít đang mai một, nhưng tín ngưỡng thờ thần bếp vẫn được duy trì trong các gia đình.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Lễ Then xò lụ của người Thái - Điện Biên
Lễ Then xò lụ (Then cầu con) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Thái ở bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang được gìn giữ và phát huy. Qua nghi lễ, nhiều điệu múa cùng lời hát Then được bảo tồn.
-
Tiếng kèn Pí lè trong lễ cưới của người Phù Lá ở Lào Cai
Trong nghi lễ cưới truyền thống của người Phú Lá ở Lào Cai không thể không có tiếng kèn Pí lè của nhà trai đưa sang nhà gái, bởi đó là nhạc cụ thể hiện tính thiêng liêng lễ xin dâu của dân tộc.
-
Một số điệu múa độc đáo dân tộc Chăm
Không có một lễ hội nào của người Chăm lại thiếu đi những điệu múa dân gian đặc sắc hòa với tiếng trống gineng và tiếng kèn saranai độc đáo.
-
Độc đáo đám cưới của đồng bào Cao Lan
Đám cưới của người Cao Lan cũng như các dân tộc khác thường rất phức tạp và phải trải qua nhiều bước: dạm hỏi (đánh tiếng), ăn hỏi, giá bạc, cưới.
-
Độc đáo tục treo tranh ngày Tết của người Dao Nậm Lành, Yên Bái
Với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình mạnh khỏe mỗi khi năm hết Tết đến, người Dao xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn lại tìm đến thầy cúng để nhờ vẽ tranh mới cho gia đình mình.