Người Nùng và “tập tục trọng vợ” (P1)
Giới thiệu
Người Nùng là một bộ phận dân tộc sống ở nhiều tỉnh Miền núi phía Bắc. Người Nùng có nhiều phân hệ với các tên gọi như: Nùng Inh, Nùng Phàn Sình (sống nhiều ở tỉnh Lạng Sơn) và Nùng Chao... Tên gọi này xuất phát từ những miền đất mà người Nùng di cư đi.
Riêng ở tỉnh Hà Giang, người Nùng cư trú tại nhiều địa phương trong tỉnh nhưng hai huyện miền núi phía Tây Xín Mần và Hoàng Su Phì là nơi cư trú đông nhất của người Nùng. Người Nùng sống ở đây thành cộng đồng, lương thực chủ yếu là gạo nên từ lâu họ đã biết dựa vào các triền dốc, làm ruộng bậc thang để cấy lúa. Âm ngữ của người Nùng tại đây gần giống với tiếng dân tộc Tày nhưng hơi nặng hơn. Vì vậy nhiều nơi ở đây còn gọi người Nùng là người Tày đen.
Người Nùng có nhiều tập tục đáng quý, trong đó họ có tập tục đề cao phụ nữ. Vai trò của người phụ nữ và sự tôn trọng họ đã được người Nùng để ý đến từ xa xưa. Người Nùng không thuộc chế độ mẫu hệ, thế nhưng trong hôn nhân người phụ nữ được quyền định đoạt nhiều thứ.
Trong hôn nhân, người phụ nữ dân tộc Nùng được bình quyền và tự định đoạt duyên phận mình. Trước, khi chưa có giao lưu với các nền văn hóa của dân tộc khác, phụ nữ người Nùng được quyền thách cưới, tài sản tiền bạc mà phụ nữ Nùng thách cũng không đem sử dụng mà để lại cho cha mẹ mình, tựa như một sự trả ơn với bậc sinh thành đã nuôi mình khôn lớn.
(Sưu tầm)