Ngư dân Lý Sơn với phong tục thờ cá Ông (P2)


Giới thiệu


Sự thờ cúng cá Ông tạo ra một lễ hội trong đời sống văn hóa của ngư dân Lý Sơn. Lễ hội Nghinh Ông là dịp để người dân làm nghề biển thư giãn, lấy lại thăng bằng tâm linh sau những ngày lao động vất vả, đồng thời để tỏ lòng biết ơn đối với một sinh vật “thiêng" ở biển, mà trong tâm thức nhiều ngư dân vẫn chứa đựng một niềm tin về sự giúp đỡ của cá Ông khi gặp tai nạn.

Có thể nói, ngày lễ hội Nghinh Ông là ngày tưng bừng đối với người dân vùng biển. Không khí náo nức, tràn trề hưng phấn bắt đầu khi chờ đợi “Ông lên vọi" ngoài khơi, khi thấy việc xin ông làm chứng đã hoàn tất qua động tác xin keo của ông chánh bái. Dọc đường đoàn ghe ra khơi nghinh ông trở về, hai bên bờ sông các ghe thuyền đều chăng kết hoa, bày lễ cúng và đốt pháo giòn giã. Ở tại nhà suốt ngày hôm ấy, các ngư dân mời mọc nhau, kể cả khách từ xa đến, cùng nhau ăn uống vui chơi, trò chuyện thân tình.

Nơi thờ cá Ông xem phong thủy thấy được gọi là miếu Ông, nhưng thông dụng nhất là Lăng ông. Việc thờ cá Ông được ngư dân Lý Sơn quan niệm như là một cách đền ơn đáp nghĩa theo luật nhân quả của đạo Phật, coi cá Ông như là một thứ thần hộ mạng giữa biển khơi đầy sóng gió.

Niềm xác tín ấy được phản ánh trong nội dung các bài tế văn tế bằng Hán Nôm, trong các bài hát bả trạo (còn gọi là hát đưa linh) và cả trong một số bài vè lưu hành trong cư dân ven biển.

Nếu như trong các văn tế nghinh ông của các ngư dân miền Trung nghiêng về phần ngợi ca và gởi gắm niềm tin ở Ông về việc cứu người cứu thuyền trong cơn lâm nạn, thì nội dung văn tế trong nghinh ông từ Bà Rịa trở vào đến Cà Mau, Hà Tiên thường nhấn mạnh đến sự "phù hộ của ông" để cho được mùa đánh bắt, tôm cá đầy khoang, ghe thuyền ra khơi vào lộng an toàn.

(Sưu tầm)

Bài liên quan