Nét đẹp trong lễ cưới Cơ Tu (P1)
Giới thiệu
Đám cưới của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thường được tổ chức ở nhà trai và có nhiều nghi thức, giá trị truyền thống tốt đẹp mang đậm dấu ấn văn hóa riêng, độc đáo của đồng bào nơi đây.
Nghi thức mang đậm dấu ấn văn hóa
Theo già làng Bh’Riu Pố (thôn Arah, xã Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) cho biết: Đám cưới của đồng bào Cơ Tu thường được tổ chức ở nhà trai, từ lễ ăn hỏi tới lễ cưới được diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống tốt đẹp vốn có.
Đầu tiên nhà trai sẽ chuẩn bị sẵn mâm cơm, thịt để thiết đãi khách nhà gái gồm: đầu heo, 2 chai rượu, bộ lòng, móng chân ở chính giữa, các món đặc sản khác được đặt xung quanh mâm lớn. Mâm cỗ này được đậy kín và chỉ được mở ra khi 2 bên thông gia đạt tình, hợp ý khi nói lý - hát lý xong…
Trước khi đoàn nhà gái đến, nhà trai tổ chức đánh trống, chiêng nhảy múa đón chào đoàn khách của nhà gái đến theo điệu Tơrglech.
Những người đại diện bên nhà trai ngồi xung quanh mâm cỗ đợi nhà gái, khi nhà gái đến, mọi người đều đứng dậy bắt tay nhau rồi mời nhà gái ngồi xung quanh xen kẽ với nhà trai. Khi chỗ ngồi ổn định, già làng bên nhà trai thưa chuyện nói lý trước, khi nói xong thì già làng bên nhà gái đáp từ nói lý tương tự và tiếp theo đại diện nhà trai hát lý.
Trước khi nói lý và hát lý của hai bên gia đình, nhà gái cũng không quên góp phần vào mâm cỗ của nhà trai vài chai rượu thật ngon, cá ống to, gà luộc để chung với mâm cỗ của nhà trai đã chuẩn bị sẵn.
Nội dung nói lý và hát lý của hai họ là nhà trai cảm ơn nhà gái đã đến nhà trai tiễn con gái của mình cho nhà trai, gia đình nhà trai rất hãnh diện có được cô dâu xinh xắn, hiền lành, nhà trai không biết nói gì chỉ biết nói lời cảm ơn chân thành nhất, đồng thời thể hiện sự xấu hổ với nhà gái vì không có quà gì quý, món ngon…
Còn nhà gái thể hiện sự xúc động vì con gái nhà mình được về làm dâu nhà trai thật là diễm phúc, nhà gái cũng thể hiện sự áy náy khi không có nhiều cơm, xôi, rượu nồng, gà, vịt béo... và mong sao nhận được nhiều sự thông cảm từ nhà trai…
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Đến Hội An ăn bánh mì ngon nhất thế giới
Mới 7h sáng, cửa hàng bánh mì Phượng đã đông khách đứng vòng trong vòng ngoài chờ đợi, tôi cũng đứng vào hàng cùng với nhiều vị khách là dân phố cổ, du khách trong và nước ngoài.
-
Làng gốm Thanh Hà, điểm sáng du lịch của xứ Quảng
Gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, làng gốm Thanh Hà vẫn giữ được cái hồn riêng của mình. Văn hóa và kinh tế xứ Quảng phần nào cũng khởi sắc từ… gốm!
-
Ngỡ ngàng với vườn bí khổng lồ ở Đà Lạt
Đây là loại bí xuất xứ từ châu Mỹ, nếu trồng đúng kỹ thuật ở nơi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng có thể lên tới hàng trăm kg/quả. Ở các nước phương Tây, bí khổng lồ được dùng để trang trí...
-
Rộn ràng Lễ hội Cầu ngư
Từ bao đời nay, cá ông (cá voi) có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người dân các làng chài ven biển Nam Trung Bộ nên còn được thành kính gọi là Ông Nam Hải, Ông Lớn, Ông Khơi, Ông Lộng…
-
Tranh Đông Hồ sắc màu truyền thống
“Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc”, đó là 4 thú chơi tao nhã của người Việt xưa trong ngày tết. Nhắc đến tranh Đông Hồ, mỗi người Việt và người yêu tranh hẳn sẽ nhớ đến các bức tranh độc đáo: Mục đồng chăn trâu, Dạ xướng ngũ canh hòa (gà gáy năm canh), Vinh quy bái tổ, Vinh hoa - Phú quý, Đám cưới chuột, Hứng dừa, Gia đình (lợn đàn)…