Lễ trấn trạch của người Tày ở Bắc Kạn (P2)
Giới thiệu
Bên cạnh lễ trấn trạch, nghi lễ lên nhà mới của người Tày với còn một số nghi lễ sau:
Mang nước lên nhà: Theo tập quán của người Tày thì bà ngoại “nai”, bà nội “gia” hoặc người vợ “mi” sẽ là người đầu tiên xông nhà mới và mang ống nước lên dội vào bốn cột cái để cầu cho sau này làm ăn sinh sống sẽ mát mẻ, thuận lợi.
Mang lửa lên nhà: Ông nội “pú” hoặc chồng “pù” cầm bó đuốc, cầm củi lửa lên đốt ở gian giữa nhà dưới tấm vải đỏ. Họ còn cầm theo bốn gói muối đặt ở bốn góc của đống lửa, dúm thóc đặt vào 8 góc của ngôi nhà. Ý nghĩa của việc mang thóc lên nhà mới với hàm ý no đủ, mùa màng tốt tươi, nó còn là nơi giữ “vía” của chủ gia đình khi đặt lên các cột. Lửa được đốt liên tục trong ba ngày ba đêm không để tắt, giữ cái đỏ may mắn trong nhà.
Đốt pháo ăn mừng và dán giấy đỏ: Dựng xong nhà mới, người Tày có phong tục đốt pháo ăn mừng nhà mới, thể hiện sự vui sướng, phấn khởi của tất cả mọi người. Họ còn treo vải đỏ ở cửa ra vào và dán giấy đỏ ở hai bên cửa thể hiện sự may mắn, vui mừng của gia chủ.
Rước bát hương lên bàn thờ nhà mới: Thời gian rước bát hương phải diễn ra trước khi mặt trời lặn thì sẽ không bị mất hết những may mắn, phát tài, phát lộc. Khấn xong mang bát hương đặt lên bàn thờ mới thì các thủ tục lên nhà mới của người Tày đã xong.
Sau khi các nghi lễ lên nhà mới kết thúc, gia chủ mời anh em, họ hàng cùng vào mâm ăn cỗ mừng nhà mới. Những ai biết hát thì vừa uống rượu vừa hát các bài hát dân ca kể về quá trình dựng nhà mới: từ khi đeo bao dao đi tìm cây gỗ về dựng nhà, đi lên rừng tìm rau về làm món ăn...
Không khí đón mừng nhà mới đông vui náo nhiệt lan ra khắp cả bản, những anh em ở xa cùng về dự đông đủ. Bởi thế, Lễ trấn trạch của người Tày, ngoài ý nghĩa xua đuổi tà ma, còn là dịp để chủ nhà cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ họ hoàn thành ngôi nhà và thắt chặt tình đoàn kết trong gia đình.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Lễ Then xò lụ của người Thái - Điện Biên
Lễ Then xò lụ (Then cầu con) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Thái ở bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang được gìn giữ và phát huy. Qua nghi lễ, nhiều điệu múa cùng lời hát Then được bảo tồn.
-
Tiếng kèn Pí lè trong lễ cưới của người Phù Lá ở Lào Cai
Trong nghi lễ cưới truyền thống của người Phú Lá ở Lào Cai không thể không có tiếng kèn Pí lè của nhà trai đưa sang nhà gái, bởi đó là nhạc cụ thể hiện tính thiêng liêng lễ xin dâu của dân tộc.
-
Một số điệu múa độc đáo dân tộc Chăm
Không có một lễ hội nào của người Chăm lại thiếu đi những điệu múa dân gian đặc sắc hòa với tiếng trống gineng và tiếng kèn saranai độc đáo.
-
Độc đáo đám cưới của đồng bào Cao Lan
Đám cưới của người Cao Lan cũng như các dân tộc khác thường rất phức tạp và phải trải qua nhiều bước: dạm hỏi (đánh tiếng), ăn hỏi, giá bạc, cưới.
-
Độc đáo tục treo tranh ngày Tết của người Dao Nậm Lành, Yên Bái
Với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình mạnh khỏe mỗi khi năm hết Tết đến, người Dao xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn lại tìm đến thầy cúng để nhờ vẽ tranh mới cho gia đình mình.