Lễ hội Tết Khu Cù Tê – Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (P2)
Giới thiệu
Lễ Tết Khu Cù Tê thường kéo dài từ những ngày đầu tháng Bảy đến giữa tháng Bảy mới kết thúc. Trong ngày tết tháng Bảy của người La Chí không bao giờ được thiếu thịt trâu vây nên ngay từ ngày mồng hai tháng Bảy, khắp các buôn làng nguời La Chí đã bắt đầu rộn ràng mổ trâu ăn tết. Sau ngày lễ mổ trâu, các dòng họ đều tổ chức lễ ăn tết tại nhà tộc trưởng của dòng họ.
Vào ngày Tết, các trưởng tộc đều phải làm một loại rượu rất đặc trưng của người La Chí đó là rượu “hoãng”, rượu này chỉ dùng trong các ngày lễ tết. Rượu hoẵng được lần lượt đổ vào các sừng trâu để trưởng họ làm lễ cúng.
Lễ cúng Tết Khu Cù Tê của người La Chí diễn ra rất trang trọng. Các cụ trong hội đồng già làng sẽ bày giỏ, mâm, rượu cúng trong tiếng trống tiếng chiêng rộn rã, tiễn đưa cụ tổ của người La Chí cùng các cụ tổ tiên ba đời về nơi ở làm ăn, cầu mong phù hộ cho dân làng có cuộc sống ấm no, yên ổn, mùa màng tốt tươi.
Lễ hội Tết Khu Cù Tê đã trở thành món ăn không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc La Chí từ ngàn đời xưa đến nay, chính vì nét văn hoá đặc sắc đó mà Lễ hội đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Lễ Then xò lụ của người Thái - Điện Biên
Lễ Then xò lụ (Then cầu con) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Thái ở bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang được gìn giữ và phát huy. Qua nghi lễ, nhiều điệu múa cùng lời hát Then được bảo tồn.
-
Tiếng kèn Pí lè trong lễ cưới của người Phù Lá ở Lào Cai
Trong nghi lễ cưới truyền thống của người Phú Lá ở Lào Cai không thể không có tiếng kèn Pí lè của nhà trai đưa sang nhà gái, bởi đó là nhạc cụ thể hiện tính thiêng liêng lễ xin dâu của dân tộc.
-
Một số điệu múa độc đáo dân tộc Chăm
Không có một lễ hội nào của người Chăm lại thiếu đi những điệu múa dân gian đặc sắc hòa với tiếng trống gineng và tiếng kèn saranai độc đáo.
-
Độc đáo đám cưới của đồng bào Cao Lan
Đám cưới của người Cao Lan cũng như các dân tộc khác thường rất phức tạp và phải trải qua nhiều bước: dạm hỏi (đánh tiếng), ăn hỏi, giá bạc, cưới.
-
Độc đáo tục treo tranh ngày Tết của người Dao Nậm Lành, Yên Bái
Với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình mạnh khỏe mỗi khi năm hết Tết đến, người Dao xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn lại tìm đến thầy cúng để nhờ vẽ tranh mới cho gia đình mình.