Lễ hội Tết Khu Cù Tê – Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (P1)
Giới thiệu
Lễ hội Tết Khu Cù Tê được xem là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí. Đây là dịp để người La Chí cầu cho dân bản có cuộc sống bình yên, ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt…
Đến Hà Giang vào tháng Bảy Âm lịch hàng năm, du khách sẽ được hòa mình vào không khí của những lễ hội tâm linh đầy màu sắc, đặc biệt nhất phải kể đến lễ hội “Khu Cù Tê” đặc trưng của đồng bào dân tộc La Chí.
Lễ hội Tết Khu Cù Tê có lịch sử lâu đời, thể hiện những yếu tố văn hóa thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng nguyên thủy, coi vạn vật hữu linh, niềm tin vào thế giới thần linh và đặc trưng cho nền văn hoá sản xuất nông nghiệp. Đối với cộng đồng người La Chí, Lễ hội Tết Khu Cù Tê là dịp những người trong dòng họ có dịp gặp nhau.
Đến ngày tết dù ở xa cũng quay trở về cùng gia đình dòng tộc của mình, cùng ăn uống hàn huyên tâm sự, thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, đồng thời cầu cho cuộc sống ấm no gia đình hạnh phúc chính vì vậy mà cộng đồng dân tộc La Chí trong truyền thống hàng năm của mình không thể thiếu Lễ hội này.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Hát Dô - Dân ca nhạc Việt Nam
Về với xứ Đoài để ta được chìm đắm với những làn điệu dân ca ngọt ngào, những loại hình văn hóa nghệ thuật giân gian đặc sắc. Một trong những loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng ở đây là hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thuộc tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
-
Phong tục tập quán của nhân dân huyện Tràng Định (P2)
Trước đây việc dựng vợ gả chồng do cha mẹ quyết định, nhưng cũng phần lớn đám cưới được tổ chức theo thuận tình của đôi nam nữ. Lễ chạm ngõ là bước gia đình nhà trai tìm hiểu về gia cảnh của cô gái và xin lấy lá số (ngày tháng năm sinh) của người con gái đem về so tuổi với người con trai xem có hợp tuổi hay không.
-
Củi hứa hôn và phong tục cưới hỏi của người Giẻ – Triêng (P2)
Với số dân khoảng hơn 50.000 người, người Giẻ - Triêng sinh sống chủ yếu tại tỉnh Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh kho tàng văn học dân gian phong phú, tục ngữ, âm nhạc truyền thống khá đặc sắc, người Giẻ - Triêng còn lưu giữ được phong tục cưới hỏi mang nét riêng biệt.
-
Tục cúng gà trong ngày hội ở Lạc Thổ
Làng Lạc Thổ có tên nôm là làng Chêu, thuộc thị trấn Hồ (Thuận Thành) nằm ở phía bờ nam của lưu vực sông Đuống, có truyền thống văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc, trong đó tiêu biểu là tục cúng gà ngày hội làng.
-
Chuh Pơ nú – Nghi lễ tự nguyện của người Jrai, Gia Lai
Đời người Jrai có rất nhiều nghi lễ vòng đời, mỗi lễ có một ý nghĩa tinh thần khác nhau nhưng nếu như những nghi lễ vòng đời là bắt buộc phải có từ khi con người sinh ra và chết đi thì Lễ Chuh Pơ nú là tự nguyện.