Lễ hội cầu phúc Đình Cổi dân tộc Mường - Hòa Bình (P2)
Giới thiệu
Khi thầy mo làm lễ mời các thần về dự hội thì cũng là lúc đoàn múa chèo bắt đầu biểu diễn. Điều đặc biệt là những người múa chèo phải là con trai ở xóm Cành. Vì theo chuyện xưa những đứa trẻ chăn trâu ở xóm Cành gặp Quốc Mẫu cùng hai con gái là vua út, vua cả từ Ba Vì về đến đồng Khâm Mụ, xã Bình Chân thì trời đã trưa, ba mẹ con ngồi nghỉ ăn cơm gói.
Thấy trẻ trâu xóm Cành chia thành hai bên để chơi trò chơi, Quốc Mẫu và các vua biến thành người ăn xin rồi tham gia một điệu múa. Điệu múa đó được gọi là múa Chèo, dân làng Cổi thường tái hiện vào dịp lễ hội hàng năm, phản ánh về quá trình sản xuất nông nghiệp, hôn nhân gia đình và truyền dạy cho đời về đạo lý làm người.
Trong mâm cúng các vị thần (Quốc Mẫu Hoàng bà, vua và Thành Hoàng làng) ngoài các sản vật như xôi trắng, thịt trâu, rượu còn có các món ăn chay như chuối luộc, đu đủ luộc, mía và các loại bánh...
Trong phần "Lễ", phần hội được mở ra tưng bừng, náo nhiệt mà tiêu biểu là các màn múa sơ khai nguyên thuỷ, mô tả đời sống sinh hoạt vui tươi, lạc quan của dân Mường. Trong âm thanh rộn rã của bài cồng “Bông trắng bông vàng” hoà nhịp với dàn nhạc sênh tiền, trống, phách; các điệu múa bắt ếch, giáo roi, xỏ rề, đi cấy, kéo tiền và mặt mẻ... lần lượt được biểu diễn.
Lễ hội không chỉ mang ý nghĩa truyền thống “uống nước nhớ nguồn, mà còn là dịp để cầu phúc, cầu mùa “trồng ngô có bắp to; trồng lúa có bông dài, hạt chắc; nuôi con cúi, con ca mau lớn; con cháu được khỏe mạnh, học hành tiến bộ; ra đường gặp bạn bè luôn hòa nhã; đi đường gặp bình an...
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Hát Páo dung của đồng bào dân tộc Dao, Tuyên Quang
Đối với người Dao (Tuyên Quang) hát Páo dung không chỉ là làn điệu dân ca ngọt ngào, là phương tiện để truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn… mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ.
-
Khua Luống của người Thái ở bản Tôm
Cũng như người Thái ở các bản làng miền Tây Thanh Hóa, người Thái ở bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước còn lưu giữ được nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mình.
-
Ting Ning - cây đàn tình của người Ba Na
-
Lễ ăn hỏi của người Khơ Mú
Song hành cùng với sự phát triển của lịch sử qua quá trình tiếp xúc, giao thoa với các tộc người khác, lễ ăn hỏi của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn, Nghệ An có những biến đổi nhất định. Chính vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện về nét đẹp của bản sắc dân tộc thông qua lễ ăn hỏi.
-
Tục ném trứng trong tang ma của người Hà Nhì