Lễ hội cầu phúc Đình Cổi dân tộc Mường - Hòa Bình (P1)
Giới thiệu
Lễ hội Đình Cổi được duy trì qua nhiều thế hệ, giờ đây đã trở thành một nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Mường (Hòa Bình).
Nói văn hoá dân tộc ở tỉnh Hoà Bình thì trước hết phả nói tới văn hoá của dân tộc Mường. Do những đặc điểm về lịch sử và vị trí địa lý cho nên người Mường còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hoá cổ truyền. Phần lớn đồng bào Mường vẫn ở nhà sàn, uống rượu cần và có nhiều sinh hoạt văn hoá cộng đồng trên nhà sàn. Truyền thống đạo đức gia đình giữ được những nét đẹp: Yêu trẻ, kính già, hiếu khách. Không những thế, người Mường nơi đây vẫn giữ được những lễ hội cổ truyền: Hội xuân Xéc bùa, hội Xuống đồng, hội cầu Ma, lễ Rửa lá lúa, lế Cơm mới... Trong các lễ hội không thể thiếu lễ hội Đình Cổi.
Vào ngày mồng 7 tháng Giêng theo lịch Mường (tức ngày mồng 8 tháng Giêng Âm lịch hàng năm), người dân xã Bình Chân ở huyện Lạc Sơn lại tổ chức lễ hội Đình Cổi. Bà con nơi đây không còn nhớ lễ hội Đình Cổi có từ bao giờ, chỉ nghe các cụ già trong làng kể lại.
Thời ấy, Mẹ là Quốc Mẫu Hoàng bà cùng các vua thường qua lại đây dạy dân cách trồng trọt, khai phá ruộng nương, cấy lúa, trồng bông dệt vải. Nhớ ơn công đức, lời dạy của Quốc Mẫu và các vua, người dân trong vùng đã lập miếu thờ. Lễ hội Đình Cổi bắt đầu từ đó và được duy trì qua nhiều thế hệ, giờ đây đã trở thành một nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Mường.
Lễ hội được bắt đầu bằng một hồi trống để báo hiệu cho con cháu trong Mường về tụ họp ở đình làng. Nghi lễ đầu tiên là rước kiệu, có thầy mo đi đầu làm lễ, sau đó là đoàn khênh kiệu, cờ hội, đoàn cò ke ống sáo, đội múa chèo và đoàn sắc bùa. Tất cả đều ăn mặc theo đúng phong tục xưa.
(sưu tầm)
Bài liên quan
-
Lễ Then xò lụ của người Thái - Điện Biên
Lễ Then xò lụ (Then cầu con) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Thái ở bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang được gìn giữ và phát huy. Qua nghi lễ, nhiều điệu múa cùng lời hát Then được bảo tồn.
-
Tiếng kèn Pí lè trong lễ cưới của người Phù Lá ở Lào Cai
Trong nghi lễ cưới truyền thống của người Phú Lá ở Lào Cai không thể không có tiếng kèn Pí lè của nhà trai đưa sang nhà gái, bởi đó là nhạc cụ thể hiện tính thiêng liêng lễ xin dâu của dân tộc.
-
Một số điệu múa độc đáo dân tộc Chăm
Không có một lễ hội nào của người Chăm lại thiếu đi những điệu múa dân gian đặc sắc hòa với tiếng trống gineng và tiếng kèn saranai độc đáo.
-
Độc đáo đám cưới của đồng bào Cao Lan
Đám cưới của người Cao Lan cũng như các dân tộc khác thường rất phức tạp và phải trải qua nhiều bước: dạm hỏi (đánh tiếng), ăn hỏi, giá bạc, cưới.
-
Độc đáo tục treo tranh ngày Tết của người Dao Nậm Lành, Yên Bái
Với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình mạnh khỏe mỗi khi năm hết Tết đến, người Dao xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn lại tìm đến thầy cúng để nhờ vẽ tranh mới cho gia đình mình.