Lễ cưới độc đáo của người Giáy (P2)
Giới thiệu
Coi trọng giờ đón dâu
Trong đám cưới người Giáy, trao dâu là nghi thức quan trọng khi nhà gái đi đưa dâu đến nhà trai. Các bài hát trao dâu nói lên tình cảm của cha mẹ, anh chị em, họ hàng đối với cô dâu khi về nhà chồng.
Người Giáy quan niệm làm dâu là một việc khó. Chính vì thế, các lời hát trong nghi thức trao dâu thực chất là những lời tâm sự, dạy bảo chân thành của mọi người đối với cô dâu. Những lời dặn dò, dạy bảo này sẽ giúp cô dâu ứng xử tốt hơn với họ hàng nhà chồng, nhất là bố mẹ và anh em của chú rể.
Trước khi đưa dâu về nhà chồng thì cả chú rể, phù rể và cô dâu đều phải đến trước bàn thờ cúi lạy tổ tiên. Người chị gái cõng cô dâu ra khỏi cửa, nhà trai cử một phụ nữ khỏe mạnh đón và cõng cô dâu đi (nếu xa thì cõng đi một đoạn rồi cưỡi ngựa do em trai hoặc cháu trai chồng dắt).
Theo quan niệm của người Giáy, lúc cô dâu ra khỏi cửa nhà gái, có các chị em gái, thím, cô níu kéo, giằng co ở cửa để thể hiện tình cảm người ta không muốn mất người, phải giữ.
Với người Giáy, đón dâu vào nhà trai nhất thiết phải đúng giờ đã chọn, cho nên nếu đường xa cô dâu và phù dâu phải ngủ ngoài cửa để chờ sáng hôm sau đến giờ tốt mới được đưa dâu vào nhà.
Trước khi cô dâu vào nhà chồng, thầy cúng bên nhà trai chuẩn bị gà, rượu, hạt thóc, ngô, lá khô băm, chậu nước phép tung qua người cô dâu để trừ tà, vì theo họ trên đường đi có thể cô dâu sẽ bị ma xấu đi theo, sau đó cô dâu mới được vào nhà trong làm lễ gia tiên, xin phép được trở thành con cháu trong nhà.
Chỉ khi làm lễ gia tiên xong mẹ chồng mới được xuất hiện để dắt tay con dâu vào buồng bố mẹ chồng và các gian buồng khác trong nhà để cô dâu nhận đây là bố mẹ chồng, gia đình nhà chồng. Cuối cùng bữa tiệc mừng ở nhà trai diễn ra, họ cùng hát trao dâu để cảm ơn họ hàng, khách mời và nhắc nhở, dặn dò cô dâu, chú rể sống bên nhau trọn đời hạnh phúc, sống thuận hòa với gia đình, làng bản.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Hát Dô - Dân ca nhạc Việt Nam
Về với xứ Đoài để ta được chìm đắm với những làn điệu dân ca ngọt ngào, những loại hình văn hóa nghệ thuật giân gian đặc sắc. Một trong những loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng ở đây là hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thuộc tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
-
Phong tục tập quán của nhân dân huyện Tràng Định (P2)
Trước đây việc dựng vợ gả chồng do cha mẹ quyết định, nhưng cũng phần lớn đám cưới được tổ chức theo thuận tình của đôi nam nữ. Lễ chạm ngõ là bước gia đình nhà trai tìm hiểu về gia cảnh của cô gái và xin lấy lá số (ngày tháng năm sinh) của người con gái đem về so tuổi với người con trai xem có hợp tuổi hay không.
-
Củi hứa hôn và phong tục cưới hỏi của người Giẻ – Triêng (P2)
Với số dân khoảng hơn 50.000 người, người Giẻ - Triêng sinh sống chủ yếu tại tỉnh Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh kho tàng văn học dân gian phong phú, tục ngữ, âm nhạc truyền thống khá đặc sắc, người Giẻ - Triêng còn lưu giữ được phong tục cưới hỏi mang nét riêng biệt.
-
Tục cúng gà trong ngày hội ở Lạc Thổ
Làng Lạc Thổ có tên nôm là làng Chêu, thuộc thị trấn Hồ (Thuận Thành) nằm ở phía bờ nam của lưu vực sông Đuống, có truyền thống văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc, trong đó tiêu biểu là tục cúng gà ngày hội làng.
-
Chuh Pơ nú – Nghi lễ tự nguyện của người Jrai, Gia Lai
Đời người Jrai có rất nhiều nghi lễ vòng đời, mỗi lễ có một ý nghĩa tinh thần khác nhau nhưng nếu như những nghi lễ vòng đời là bắt buộc phải có từ khi con người sinh ra và chết đi thì Lễ Chuh Pơ nú là tự nguyện.