Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê ở Đắk Lắk (P2)
Giới thiệu
Ở lần cúng đầu tiên: Lễ vật dâng cúng là một ché rượu và vòng kông một con gà trống, lễ này gọi Cut kông, trao vòng kông.
Phần thứ 2 của lễ cúng, Lễ vật dâng cúng là một con heo chưa thiến khoảng chừng 40kg, vòng kông được đánh dấu 3 vạch, ché rượu 3 ché, trưng bày lễ cúng ché, cột nêu có 3 vạch, thịt heo thui mổ ra để vào thúng, nia. tim cật gan để vào một tô, đầu heo, vai heo để bên hàng ché rượu, cơm 3 đĩa, xôi 3 đĩa, canh 3 tô, thịt 3 tô, 2 bầu nước, chén trầu cau thuốc lá cho tổ tiên, một chén đồng đựng rượu (Un song kơpiê tlâo) heo chưa thiến và 3 ché rượu.
Ở lần cúng thứ 3: Lễ vật dâng cúng được tăng lên gồm: 1con heo thiến khoảng 80 kg và 5 ché rượu ( Un kriêu kpiê êma ) vòng kông được đánh dấu 5 vạch, ché rượu được bôi tiết 5 vạch, trưng bày lễ cúng , cột nêu có 5 vạch, cơm 5 đĩa, xôi 2 đĩa, canh 5 tô, thịt 5 tô, 2 bầu nước ,chén trầu cau thuốc lá cho tổ tiên, một chén đồng đựng rượu.
Ở lần cúng thứ 4: Lễ vật dâng cúng được chuẩn bị nhiều nhất con heo thiến khoảng một tạ và 7 ché rượu ( Un kriêu kpiê kJuh ) và tất cả lễ trưng bày như: vòng kông được đánh dấu 7 vạch, ché rượu được bôi tiết 7 vạch, thịt heo thui mổ ra để vào thúng; tim, cật, gan để vào một tô; đầu heo, vai heo để bên hàng ché rượu; cơm 7 đĩa, xôi 2 đĩa; canh 7 tô, thịt 7 tô; 2 bầu nước; chén trầu, cau, thuốc lá cho tổ tiên;một chén đồng đựng rượu.
Phần cuối cùng của buổi lễ, thầy cúng mời các thành viên trong gia đình lên chúc mừng nhân vật chính của buổi lễ. Người Ê Đê theo mẫu hệ nên trước hết là các cô, dì, các chị em trong họ, rồi đến bà con hàng xóm. Hết lượt của phụ nữ thì đàn ông đến chúc mừng. Người đến chúc mừng cầm theo chiếc vòng đồng và món quà nhỏ để tặng. Kết thúc lễ cúng sức khỏe là đến phần hội. Cùng với khách mời, bà con trong buôn tụ họp, mang đến những ché rượu cần để chung vui, nhân vật chính cùng gia đình.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Hát Dô - Dân ca nhạc Việt Nam
Về với xứ Đoài để ta được chìm đắm với những làn điệu dân ca ngọt ngào, những loại hình văn hóa nghệ thuật giân gian đặc sắc. Một trong những loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng ở đây là hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thuộc tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
-
Phong tục tập quán của nhân dân huyện Tràng Định (P2)
Trước đây việc dựng vợ gả chồng do cha mẹ quyết định, nhưng cũng phần lớn đám cưới được tổ chức theo thuận tình của đôi nam nữ. Lễ chạm ngõ là bước gia đình nhà trai tìm hiểu về gia cảnh của cô gái và xin lấy lá số (ngày tháng năm sinh) của người con gái đem về so tuổi với người con trai xem có hợp tuổi hay không.
-
Củi hứa hôn và phong tục cưới hỏi của người Giẻ – Triêng (P2)
Với số dân khoảng hơn 50.000 người, người Giẻ - Triêng sinh sống chủ yếu tại tỉnh Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh kho tàng văn học dân gian phong phú, tục ngữ, âm nhạc truyền thống khá đặc sắc, người Giẻ - Triêng còn lưu giữ được phong tục cưới hỏi mang nét riêng biệt.
-
Tục cúng gà trong ngày hội ở Lạc Thổ
Làng Lạc Thổ có tên nôm là làng Chêu, thuộc thị trấn Hồ (Thuận Thành) nằm ở phía bờ nam của lưu vực sông Đuống, có truyền thống văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc, trong đó tiêu biểu là tục cúng gà ngày hội làng.
-
Chuh Pơ nú – Nghi lễ tự nguyện của người Jrai, Gia Lai
Đời người Jrai có rất nhiều nghi lễ vòng đời, mỗi lễ có một ý nghĩa tinh thần khác nhau nhưng nếu như những nghi lễ vòng đời là bắt buộc phải có từ khi con người sinh ra và chết đi thì Lễ Chuh Pơ nú là tự nguyện.