Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê ở Đắk Lắk (P1)
Giới thiệu
Người Ê Đê (Đắk Lắk) tổ chức lễ cúng sức khỏe để thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Hoặc cha mẹ tổ chức cầu mong con cái được khỏe mạnh, may mắn và thành đạt trong cuộc sống.
Đồng bào Êđê từ xưa cho đến nay vẫn giữ gìn những nghi lễ, tập tục nét đẹp truyền thống là bản sắc văn hóa của dân tộc. Nói đến nghi lễ, tục người Êđê phải nói đến Lễ cúng bến nước, Lễ cúng mừng lúa mới, Lễ cúng hồn lúa. Trong đó có Lễ cúng mừng sức khỏe là nghi lễ vẫn được người dân tiến hành thường xuyên và xem như đó là một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc sống.
Đồng bào Ê Đê quan niệm, Lễ cúng sức khẻo là nghi lễ quan trọng của đời người, nên trước khi tổ chức bà con họp bàn rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, đi mời thầy cúng và người thân gần, xa về dự.
Ngày lành tháng tốt đã đến, bà con họ hàng gần xa có mặt đông đủ; các chị em gái thì đến từ đêm hôm trước để phụ giúp bếp núc. Ngay từ sáng sớm, một nhóm đàn ông được phân công làm thịt lợn. Một nhóm nam thanh niên chuẩn bị rượu cần. 10 ché rượu ngon được xếp thành hàng dài và buộc chặt vào cột nhà sàn ở gian khách. Con lợn 20 kg làm thịt xong, đặt cạnh ché rượu cần to nhất, đó cũng là vị trí thầy cúng ngồi và tiến hành các nghi thức cúng.
Giờ cúng đã đến, nhân vật chính, mặc trang phục truyền thống, ngồi trước lễ vật. Thầy cúng bắt đầu khấn, mời thần núi thần sông, tổ tiên, ông bà về chứng giám. Ông cầu mong thần linh phù hộ cho các thành viên gia đình được sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, con cái học hành đến nơi đến chốn. “Đây là điều tốt đẹp, là nghĩa tốt lành, nay khấn để các thần linh khắp chốn cùng biết, lời khấn các thần cùng nghe, thần nước đã nghe, thần núi đã hiểu. Tôi khấn xin các thần phù hộ, lấy vợ cầu bình an, nuôi con mong thành đạt, không gặp tai ương”.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Hát Páo dung của đồng bào dân tộc Dao, Tuyên Quang
Đối với người Dao (Tuyên Quang) hát Páo dung không chỉ là làn điệu dân ca ngọt ngào, là phương tiện để truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn… mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ.
-
Khua Luống của người Thái ở bản Tôm
Cũng như người Thái ở các bản làng miền Tây Thanh Hóa, người Thái ở bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước còn lưu giữ được nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mình.
-
Ting Ning - cây đàn tình của người Ba Na
-
Lễ ăn hỏi của người Khơ Mú
Song hành cùng với sự phát triển của lịch sử qua quá trình tiếp xúc, giao thoa với các tộc người khác, lễ ăn hỏi của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn, Nghệ An có những biến đổi nhất định. Chính vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện về nét đẹp của bản sắc dân tộc thông qua lễ ăn hỏi.
-
Tục ném trứng trong tang ma của người Hà Nhì