Lễ cúng cây đu của dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu (P2)
Giới thiệu
Thầy cúng lễ phải là người do dân bản bầu ra, thường là người thầy cúng của năm trước đó đã cúng cho dân bản năm đó được khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật, làm ăn, chăn nuôi phát triển, mùa màng bội thu. Khi đồ cúng lễ đã sửa soạn xong, thầy cúng hướng dẫn mọi người sắp mâm cúng dâng lên các thần linh. Mâm cúng được đặt cạnh cây đu.
Thầy cúng sẽ tiến hành xem bói gan lợn, sau đó, thầy cúng khấn thần linh, lời khấn có nội dung rằng: “Hôm nay ngày lành tháng tốt, ngày con rắn đầu tiên của tháng 7, theo luật lý ông cha ta để lại cho chúng con có con lợn, quả trứng, xôi, bánh dầy, rượu ngon kính dâng lên các thần linh trên trời dưới đất, linh hồn của tổ tiên người Hà Nhì phù hộ cho con cháu người Hà Nhì trồng ngô, ngô có hạt, trồng lúa lúa có bông, bông to, hạt mẩy, trâu bò lợn gà biết sinh sôi, nảy nở, bà con trong bản khỏe mạnh để năm sau con cháu lại cúng tết mùa mưa năm sau to hơn năm trước”.
Tất cả thành viên cúi lạy theo thầy cúng. Khấn xong thầy cúng tháo dây buộc ở tấm ván đu rồi lấy thức ăn trên mâm cúng đặt lên ván đu, mỗi loại một ít rồi đu đi đu lại ba lần bằng tay để cho điều xấu thì bị cuốn đi, điều lành thì được mang lại.
Sau đó, thầy cúng lên ván của cây đu, thầy cúng vừa đặt lời khấn vừa đu. Thầy cúng và gia chủ uống rượu chúc phúc cho mình trước và sau đó là chúc phúc cho bà con dân bản. Cuối cùng, tất cả anh em, con cháu, mọi người trong bản cùng uống rượu, hát những bài dân ca để chúc nhau, cùng nhau đánh trống, múa hát, chơi đu và các trò chơi dân gian.
Đây là một phong tục mang đậm nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì ở xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thu hút sự quan tâm của du khách. Cần bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nhì nói riêng cũng như những bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Hát Xoan làng cổ sản phẩm du lịch đặc sắc của đất Tổ
Nhắc đến Du lịch Phú Thọ, du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến một vùng đất phát tích, nơi khởi nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi có đền Hùng linh thiêng.
-
Làng kèn Tây độc đáo tại Nam Định
Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề sửa chữa và làm kèn đồng hay còn gọi là kèn Tây, hầu như nhà nào cũng có người biết nhạc lý và chơi thành thạo. Là một làng quê thuần nông nhưng Phạm Pháo lại có đội kèn quy mô hoành tráng nhất cả nước với hơn 200 đội kèn trong đó có cả đội kèn nữ.
-
Cổ Chất làng ươm tơ nổi tiếng đất Thành Nam
Làng Cổ Chất (huyện Trực Ninh, Nam Định) nằm cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 20km là điểm dừng chân thú vị cho du khách bởi nơi đây nổi tiếng với làng nghề ươm tơ, nuôi tằm, dệt lụa.
-
Nghệ thuật dân gian nặn Tò He
Trong số các trò chơi dân gian, có lẽ tò he vẫn là một trong những trò chơi còn được hiện hữu đến nay. Mới đây thôi, tò he còn được chọn là một trong những mặt hàng nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Việt Nam tham gia trong Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Mỹ.
-
Làng nghề thêu tay truyền thống Quất Động
Nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng đạt đến trình độ tinh xảo và kỹ thuật điêu luyện thì không đâu bằng người làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội.