Lễ Cầu an dân tộc Sán Chay - Yên Bái (P2)
Giới thiệu
Khi giờ tốt đã đến, thầy cúng bắt đầu ngồi vào làm lễ. Nội dung bài lễ cúng nêu thời gian, địa điểm, tên người làm lễ cúng thay mặt dân làng có lễ vật, phẩm vật… với lòng thành kính, kính mời 4 vị thần: núi, sông, Thành hoàng làng và tổ tiên, tổ tông 3 đời về uống rượu xơi trầu, ăn xôi, ăn thịt, phù hộ cho dân làng, cầu cho dân làng được ấm no, bình yên, hạnh phúc, mùa màng bội thu…
Sau đó, thầy mo mời 3 cụ cao niên trong thôn lên rót rượu kính 3 vái thần núi, thần sông, Thành hoàng làng và tổ tiên. Sau khi đã làm xong phần lễ, thầy cúng xin âm dương và làm thủ tục hóa vàng. Tất cả vật phẩm bằng giấy như tiền vàng, biểu tượng con vật và bông lúa được thầy cúng hóa trong một chiếc chậu và khấn gửi thần núi, thần sông, Thành hoàng làng và tổ tiên chứng giám.
Phần hội trong nghi lễ Cầu an của dân tộc Sán Chay thu hút đông đảo người dân tham gia với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: đu quay, kéo co, đẩy gậy… đặc biệt là phần hát đối đáp, gọi là hát Xình ca.
Các điệu múa trong ngày này cũng được các nghệ nhân, nam, nữ thanh niên mang ra trình diễn như: múa chim gâu, múa xúc tép, múa phát đường, múa chày, múa cơm mới… Các động tác múa mô phỏng động tác lao động, sản xuất trong sinh hoạt hàng ngày của đồng bào, mong muốn một cuộc sống bình yên, no đủ… Phần hội có thể kéo dài một hoặc hai ngày là do quy mô tổ chức của địa phương.
Nghi lễ Cầu an của dân tộc Sán Chay (Yên Bái) là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang đậm yếu tố phản ánh về cội nguồn, diện mạo văn hóa tinh thần của người Sán Chay, là môi trường lưu giữ một cách sống động các giá trị văn hóa dân tộc, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Hát Xoan làng cổ sản phẩm du lịch đặc sắc của đất Tổ
Nhắc đến Du lịch Phú Thọ, du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến một vùng đất phát tích, nơi khởi nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi có đền Hùng linh thiêng.
-
Làng kèn Tây độc đáo tại Nam Định
Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề sửa chữa và làm kèn đồng hay còn gọi là kèn Tây, hầu như nhà nào cũng có người biết nhạc lý và chơi thành thạo. Là một làng quê thuần nông nhưng Phạm Pháo lại có đội kèn quy mô hoành tráng nhất cả nước với hơn 200 đội kèn trong đó có cả đội kèn nữ.
-
Cổ Chất làng ươm tơ nổi tiếng đất Thành Nam
Làng Cổ Chất (huyện Trực Ninh, Nam Định) nằm cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 20km là điểm dừng chân thú vị cho du khách bởi nơi đây nổi tiếng với làng nghề ươm tơ, nuôi tằm, dệt lụa.
-
Nghệ thuật dân gian nặn Tò He
Trong số các trò chơi dân gian, có lẽ tò he vẫn là một trong những trò chơi còn được hiện hữu đến nay. Mới đây thôi, tò he còn được chọn là một trong những mặt hàng nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Việt Nam tham gia trong Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Mỹ.
-
Làng nghề thêu tay truyền thống Quất Động
Nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng đạt đến trình độ tinh xảo và kỹ thuật điêu luyện thì không đâu bằng người làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội.