Lễ cấp sắc - Nét văn hóa độc đáo của người Dao ở Sơn Phú (P2)
Giới thiệu
Lễ cấp sắc thường diễn ra vào dịp cuối năm hoặc tháng giêng (âm lịch). Lễ cấp sắc có nhiều bậc: 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Ông thầy trong lễ cấp sắc là thầy cao tay, ngày tháng cấp sắc được chọn rất cẩn thận, người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ trong các bản sắc. Buổi lễ cấp sắc có thể làm thủ tục cho một người hoặc vài người cũng được nhưng phải là số lẻ.
Trước khi hành lễ, người cấp sắc phải kiêng khem như không được nói tục chửi bậy, không được quan hệ vợ chồng, không được để ý đến phụ nữ...
Trong mỗi lễ cấp sắc thường có 6 thầy cúng, gồm 3 thầy chính và 3 thầy phụ. Thầy chính thứ nhất (thầy cả) thường mặc áo tạo - loại áo thêu hình rồng và nhiều họa tiết trang trí, thầy thứ 2 mặc áo vàng, thầy thứ 3 mặc áo đỏ; 3 thầy phụ giúp các thầy chính mặc áo, thay áo trong quá trình thực hiện nghi lễ.
Trình tự lễ cấp sắc thường diễn ra trong 3 ngày, ngày thứ nhất lễ cấp sắc diễn ra ở ngoài trời, ngày thứ 2 người thụ lễ vào nhà để nghe thầy cả đọc các loại sách cúng, thầy cả đọc lệnh cấp sắc, lúc này người thụ lễ đã trở thành con người mới cả về thể xác và tâm hồn. Sau đó, người thụ lễ được các thầy dạy múa như múa chùm cheng (múa chuông), múa sa ma. Ngày thứ 3, tiến hành lễ tạ ơn tổ tiên.
Lễ cấp sắc là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của người Dao tỉnh Tuyên Quang. Theo quan niệm của người Dao, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của người đàn ông người Dao. Đối với người đàn ông dân tộc Dao được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành và có đủ thẩm quyền tham gia các công việc của cộng đồng… chính vì nét văn hóa độc đáo, lễ cấp sắc đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Hát Páo dung của đồng bào dân tộc Dao, Tuyên Quang
Đối với người Dao (Tuyên Quang) hát Páo dung không chỉ là làn điệu dân ca ngọt ngào, là phương tiện để truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn… mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ.
-
Khua Luống của người Thái ở bản Tôm
Cũng như người Thái ở các bản làng miền Tây Thanh Hóa, người Thái ở bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước còn lưu giữ được nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mình.
-
Ting Ning - cây đàn tình của người Ba Na
-
Lễ ăn hỏi của người Khơ Mú
Song hành cùng với sự phát triển của lịch sử qua quá trình tiếp xúc, giao thoa với các tộc người khác, lễ ăn hỏi của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn, Nghệ An có những biến đổi nhất định. Chính vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện về nét đẹp của bản sắc dân tộc thông qua lễ ăn hỏi.
-
Tục ném trứng trong tang ma của người Hà Nhì