Lễ cấp sắc - Nét văn hóa độc đáo của người Dao ở Sơn Phú (P1)
Giới thiệu
Đồng bào dân tộc Dao, xã Thái Hòa, huyện Hàm yên (Tuyên Quang) luôn gìn giữ và bảo tồn lễ cấp sắc – một nghi lễ không thể thiếu để công nhận sự trưởng thành của người đàn ông dân tộc Dao.
Theo tiếng địa phương, cấp sắc được gọi là quá tang hay quá tăng. Quá nghĩa là từng trải hoặc qua thử thách; tang là đèn hoặc vật dụng dùng để soi sáng. Bởi vậy tên gọi quá tang có nghĩa là trải qua lễ soi đèn, soi sáng người được thụ lễ trong tiến trình cấp sắc. Ngoài ra, ở một số ngành Dao, địa phương khác nhau lễ cấp sắc còn có tên gọi khác là say cháy, tẩu sai, lập tịch…
Lễ cấp sắc được người Dao truyền tụng rằng, ngày xưa, khi tổ tiên người Dao đang sinh sống yên ổn trên các triền núi, bỗng đâu ma quỷ xuất hiện phá hoại mùa màng, giết hại con người và vật nuôi...
Thấy vậy, Ngọc Hoàng lệnh cho các vị thần tiên truyền phép thuật cho người đàn ông làm chủ gia đình trong bản, rồi cấp một đạo sắc phong thầy để cùng quân nhà trời trừ yêu diệt quái.
Từ đó, để đề phòng ma quỷ quấy phá, Ngọc Hoàng ban lệnh cấp sắc (quá tăng) cho người đàn ông có lòng muốn giúp dân trừ họa. Lễ cấp sắc ra đời và là một trong những nghi lễ độc đáo được lưu truyền hàng nghìn đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Đến Hội An ăn bánh mì ngon nhất thế giới
Mới 7h sáng, cửa hàng bánh mì Phượng đã đông khách đứng vòng trong vòng ngoài chờ đợi, tôi cũng đứng vào hàng cùng với nhiều vị khách là dân phố cổ, du khách trong và nước ngoài.
-
Làng gốm Thanh Hà, điểm sáng du lịch của xứ Quảng
Gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, làng gốm Thanh Hà vẫn giữ được cái hồn riêng của mình. Văn hóa và kinh tế xứ Quảng phần nào cũng khởi sắc từ… gốm!
-
Ngỡ ngàng với vườn bí khổng lồ ở Đà Lạt
Đây là loại bí xuất xứ từ châu Mỹ, nếu trồng đúng kỹ thuật ở nơi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng có thể lên tới hàng trăm kg/quả. Ở các nước phương Tây, bí khổng lồ được dùng để trang trí...
-
Rộn ràng Lễ hội Cầu ngư
Từ bao đời nay, cá ông (cá voi) có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người dân các làng chài ven biển Nam Trung Bộ nên còn được thành kính gọi là Ông Nam Hải, Ông Lớn, Ông Khơi, Ông Lộng…
-
Tranh Đông Hồ sắc màu truyền thống
“Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc”, đó là 4 thú chơi tao nhã của người Việt xưa trong ngày tết. Nhắc đến tranh Đông Hồ, mỗi người Việt và người yêu tranh hẳn sẽ nhớ đến các bức tranh độc đáo: Mục đồng chăn trâu, Dạ xướng ngũ canh hòa (gà gáy năm canh), Vinh quy bái tổ, Vinh hoa - Phú quý, Đám cưới chuột, Hứng dừa, Gia đình (lợn đàn)…