Kỳ bí “Lễ nhảy lửa” của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang (P2)
Giới thiệu
Trong lúc thầy cúng làm lễ, các thanh niên chuẩn bị nhảy lửa người lắc rất mạnh. Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3-4 phút, sau đó tiếp tục làm lễ “nhập đồng”. Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn của mình. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới và những chàng trai này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.
Trong khi thanh niên nhảy lửa, thầy mo vẫn tiếp tục làm lễ với tiếng nhạc mo vẫn tiếp tục làm lễ với tiếng nhạc đều đều huyền bí lẫn với lời khấn lầm rầm. Đồng bào Pà Thẻn cho rằng, thời gian nhảy trên lửa của họ tùy theo sức mạnh được thần linh ban cho. Khi hết sức mạnh, họ tự bị đẩy ra khỏi đống lửa, trở về ngồi lễ và lại lắc lư trong tiếng nhạc, chờ thần linh ban sức mạnh cho đợt nhảy mới.
Người Pà Thẻn tin rằng, một khi nhảy vào lửa, phụ nữ sẽ nhảy nhót suốt bảy ngày đêm không dừng lại được. Lễ hội nhảy lửa đạt đến độ vui nhất khi mà tất cả những người đứng xem đều bị cuốn theo, tự nhiên cảm thấy mình có sức mạnh và cứ thế, nhảy vào đống lửa mà không hề cảm thấy cái nóng.
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn được coi là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính tâm linh, minh chứng sức mạnh phi thường của con người dám đương đầu với nguy hiểm, xua đuổi tà ma, bệnh tật, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang, thịnh vượng.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Hát Páo dung của đồng bào dân tộc Dao, Tuyên Quang
Đối với người Dao (Tuyên Quang) hát Páo dung không chỉ là làn điệu dân ca ngọt ngào, là phương tiện để truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn… mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ.
-
Khua Luống của người Thái ở bản Tôm
Cũng như người Thái ở các bản làng miền Tây Thanh Hóa, người Thái ở bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước còn lưu giữ được nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mình.
-
Ting Ning - cây đàn tình của người Ba Na
-
Lễ ăn hỏi của người Khơ Mú
Song hành cùng với sự phát triển của lịch sử qua quá trình tiếp xúc, giao thoa với các tộc người khác, lễ ăn hỏi của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn, Nghệ An có những biến đổi nhất định. Chính vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện về nét đẹp của bản sắc dân tộc thông qua lễ ăn hỏi.
-
Tục ném trứng trong tang ma của người Hà Nhì