Độc đáo lễ Tơ Mon của người Bahnar ở Gia Lai (P1)
Giới thiệu
Lễ Tơ Mon là một tập tục hay của người Bahnar ở làng Klot, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) nhằm giúp cộng đồng gắn kết hơn, cùng chia sẻ với nhau những khó khăn, hoạn nạn…
Cũng như bao dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Bahnar ở làng Klot có rất nhiều lễ hội khác nhau như: lễ cầu an, lễ mừng lúa mới, lễ trả ơn…, trong đó có lễ Tơ Mon.
Để tổ chức lễ Tơ Mon, gia chủ sẽ mời thầy cúng hoặc già làng cùng với đủ các vật lễ như: gà, heo, ghè rượu. Sau khi đọc lời cúng để cho các Yang và mọi người trong làng, đặc biệt là người thân của hai gia đình, chứng giám lễ kết nghĩa, sau đó người con ngồi cung kính trước người mẹ (cha) nuôi để mời một ly rượu, một miếng thịt đưa cho mẹ và mẹ nuôi cũng có động tác tương tự để đáp lễ.
Nếu không có ý kiến phản đối nào thì lễ Tơ Mon mẹ nhận con nuôi chính thức đã xong. Người mẹ (cha) nuôi có trách nhiệm thương yêu bảo bọc con nuôi như chính con ruột của họ và ngược lại con nuôi phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già cùng mọi công việc trong nhà như những người con ruột.
Về phía người mẹ, trong một thời gian thấy người con nuôi không quan tâm chăm sóc, hiểu thảo với mình và vô trách nhiệm với họ hàng bà con gần xa của gia đình thì người mẹ sẽ từ bỏ đứa con nuôi bằng cách trả lại lễ vật y như người con nuôi đã mang đến khi làm lễ nhận mẹ nuôi.
Trong trường hợp đó, người con nuôi ấy sẽ phải sống trong sự coi thường của dân làng và gia đình, bị mất uy tín trước cộng đồng và đặc biệt gần như bị cô lập trong cộng đồng làng. Nhưng trên thực tế khi đã kết nghĩa làm cha (hoặc mẹ), anh (hoặc em) nuôi là có thêm một thành viên mới trong gia đình, thêm sức mạnh, thêm phúc đức, rất ít có trường hợp trả lại lễ và sống vô trách nhiệm với nhau.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Đến Hội An ăn bánh mì ngon nhất thế giới
Mới 7h sáng, cửa hàng bánh mì Phượng đã đông khách đứng vòng trong vòng ngoài chờ đợi, tôi cũng đứng vào hàng cùng với nhiều vị khách là dân phố cổ, du khách trong và nước ngoài.
-
Làng gốm Thanh Hà, điểm sáng du lịch của xứ Quảng
Gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, làng gốm Thanh Hà vẫn giữ được cái hồn riêng của mình. Văn hóa và kinh tế xứ Quảng phần nào cũng khởi sắc từ… gốm!
-
Ngỡ ngàng với vườn bí khổng lồ ở Đà Lạt
Đây là loại bí xuất xứ từ châu Mỹ, nếu trồng đúng kỹ thuật ở nơi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng có thể lên tới hàng trăm kg/quả. Ở các nước phương Tây, bí khổng lồ được dùng để trang trí...
-
Rộn ràng Lễ hội Cầu ngư
Từ bao đời nay, cá ông (cá voi) có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người dân các làng chài ven biển Nam Trung Bộ nên còn được thành kính gọi là Ông Nam Hải, Ông Lớn, Ông Khơi, Ông Lộng…
-
Tranh Đông Hồ sắc màu truyền thống
“Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc”, đó là 4 thú chơi tao nhã của người Việt xưa trong ngày tết. Nhắc đến tranh Đông Hồ, mỗi người Việt và người yêu tranh hẳn sẽ nhớ đến các bức tranh độc đáo: Mục đồng chăn trâu, Dạ xướng ngũ canh hòa (gà gáy năm canh), Vinh quy bái tổ, Vinh hoa - Phú quý, Đám cưới chuột, Hứng dừa, Gia đình (lợn đàn)…