Độc đáo Lễ hội Cầu mùa của người Sán Chay - Phú Thọ (P1)


Giới thiệu


Lễ Cầu mùa là hình thức sinh hoạt tâm linh để bà con Sán Chay gửi gắm những ước mong về những mùa ngô, lúa tốt tươi, muôn loài được sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa và cuộc sống an lành, ấm no hạnh phúc.

Là một trong số 21 dân tộc anh em cùng sinh tụ lâu đời trên mảnh đất Phú Thọ. Với số dân khoảng gần 3000 người, địa bàn cư trú tập trung chủ yếu ở các huyện: Đoan Hùng, Yên Lập, Thanh Sơn, người Sán Chay có những phong tục, tập quán riêng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa dân gian, thông qua việc tổ chức các lễ hội. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn bó với làng bản như một thành tố không thể thiếu trong nhu cầu tâm linh của con người.

Trong năm, đồng bào Sán Chay có rất nhiều lễ tết (Tết Nguyên đán, Tết Rằm tháng bảy, Tết gọi hồn trâu bò…). Trong đó, Lễ hội cầu mùa của người Sán Chay là một trong những lễ hội quan trọng, thường được diễn ra trước hoặc sau tết Nguyên đán hàng năm.

Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ: để chuyển bị cho lễ cúng, cần phải chuyển bị các lễ vật gồm có: xôi, thủ lợn, hương hoa, đèn nến, rượu, nước, trầu cau, ngũ quả, lúa và các vật dụng khác.

Sau đó, chủ tế cùng dân làng làm lễ cầu mùa dâng Tam vị đại vương Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, phong đăng hòa cốc – vật thịnh nhân khang. Cầu mong thần linh, vua Hùng cùng tổ tiên phù hộ cho trăm họ an khang, con cháu dài lũ, đông đàn, thịnh vượng, người người khỏe mạnh, nhà nhà hạnh phúc.

(Sưu tầm)

Bài liên quan