Đặc sắc Lễ hội Thắk Kôông của người Khmer - Sóc Trăng (P2)
Giới thiệu
Theo một số người, cúng dừa là nhằm cầu xin trời phật ban cho sự ngọt ngào để công ăn việc làm thuận phát, con cháu hiếu thảo. Ngoài ra, bên cạnh dừa, người ta còn dâng cúng trầu cau, bông sen, nhang đèn…
Đó là những vật phẩm đồng bào Khmer Nam bộ gọi là Slathođôl – biểu tượng cho sự thanh khiết và thiêng liêng. Mỗi gia đình tùy theo lời nguyện của mình mà đem theo dâng cúng, thường thường mỗi gia đình đem 1 hay 2 cặp dừa dâng cúng nhưng cũng có gia đình đem đến 7 – 8 cặp dừa, có màu sắc khác nhau. Đa số lễ vật cúng có năm thứ tượng trưng cho năm vị Bồ Tát.
Kết thúc lễ, người Khmer tổ chức nghi lễ tống tiễn. Tất cả lễ vật: muối, gạo, củi... được đặt trong một chiếc thuyền bằng bẹ chuối. Các vị Acha tiến hành thắp nhang cầu khấn, tạ ơn thần linh. Sau 3 tuần rượu, nghi lễ kết thúc, tiếng trống, tiếng cồng vang lên, cờ lễ kéo xuống, kết thúc lễ hội. Lễ vật, thuyền lễ bằng chuối được mang đến một con kênh, thả trôi theo dòng nước.
Sau khi du khách ra về, bà con thực hiện nghi lễ rắc tro để cầu cho mùa màng tươi tốt. Nghi lễ này trước đây được thực hiện bởi những bà lão và thiếu nữ người Khmer, ngày nay, có sự tham gia của tất cả mọi người, người Khmer cũng như người Việt, người Hoa trong vùng.
Họ lấy những hạt giống ngũ cốc đã được đặt trên bệ thờ suốt những ngày lễ hội, một ít tro, nhang từ các lư hương... mang ra rải trên cánh đồng, để dâng cúng đất đai, hồn lúa, những vị thần bảo hộ cho ruộng vườn, để tỏ lòng biết ơn và cầu mong những hạt giống ấy, những tro, nhang ấy sẽ mang về một vụ mùa bội thu, người dân no ấm, hạnh phúc.
(Sưu tầm)
Lễ hội Thăk Kôông của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng thể hiện ước vọng về sự an lành, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người người có được cuộc sống an lành, giúp người ta nhớ về cội nguồn, tổ tiên, ông bà để sống chan hòa và yêu thương nhau hơn.
Bài liên quan
-
Hát Páo dung của đồng bào dân tộc Dao, Tuyên Quang
Đối với người Dao (Tuyên Quang) hát Páo dung không chỉ là làn điệu dân ca ngọt ngào, là phương tiện để truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn… mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ.
-
Khua Luống của người Thái ở bản Tôm
Cũng như người Thái ở các bản làng miền Tây Thanh Hóa, người Thái ở bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước còn lưu giữ được nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mình.
-
Ting Ning - cây đàn tình của người Ba Na
-
Lễ ăn hỏi của người Khơ Mú
Song hành cùng với sự phát triển của lịch sử qua quá trình tiếp xúc, giao thoa với các tộc người khác, lễ ăn hỏi của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn, Nghệ An có những biến đổi nhất định. Chính vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện về nét đẹp của bản sắc dân tộc thông qua lễ ăn hỏi.
-
Tục ném trứng trong tang ma của người Hà Nhì