Đặc sắc Lễ hội Thắk Kôông của người Khmer - Sóc Trăng (P1)
Giới thiệu
Hàng năm, đồng bào Khmer tổ chức lễ hội Thắk Kôông nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người có được cuộc sống an lành, hạnh phúc... Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt của người Khmer ở Sóc Trăng.
Đồng bào Khmer Sóc Trăng có rất nhiều lễ hội truyền thống trong năm. Hầu hết các lễ hội của mang đậm tinh thần Phật giáo Tiểu thừa. Trong đó, không thể không nhắc đến.
Lễ hội Thăk Kôông, hay còn gọi là lễ hội cúng dừa, được tổ chức ở chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, từ ngày 14 - 16 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Lễ hội bắt nguồn từ truyền thuyết: Ngày xưa, ở An Trạch, tự nhiên nổi lên một gò đất hình dạng như chiếc cồng. Mỗi lần có chân người dẫm lên, gò đất phát ra âm vang như tiếng cồng. Ai lên giẫm được là gia đình may mắn, khỏe mạnh và mùa màng thuận lợi. Được ít lâu, tiếng cồng trong gò đất nhỏ dần rồi mất hẳn. Người dân trong vùng tin là gò đất có thần linh, nên lập một ngôi miếu thờ.
Hàng năm, dân làng An Trạch cùng nhau tổ chức lễ hội cầu an ở miếu này và gọi đó là lễ hội Thăk Kôông. Trong tiếng Khmer, Thăk Kôông có nghĩa đạp cồng, nhằm gợi lại sự tích về tiếng cồng vang lên từ đất.
Lễ hội Thăk Kôông cũng như lễ hội cầu an, mong được trúng mùa, bà con bình an lao động sản xuất. Những lễ vật dâng cúng trong lễ này lại là những thứ hoa trái mang đậm dấu ấn tín ngưỡng. Chiếc bình bông làm bằng trái dừa vạt miệng, đây là loại trái cây có nước tinh khiết, ngọt lành.
Bài liên quan
-
Hát Dô - Dân ca nhạc Việt Nam
Về với xứ Đoài để ta được chìm đắm với những làn điệu dân ca ngọt ngào, những loại hình văn hóa nghệ thuật giân gian đặc sắc. Một trong những loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng ở đây là hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thuộc tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
-
Phong tục tập quán của nhân dân huyện Tràng Định (P2)
Trước đây việc dựng vợ gả chồng do cha mẹ quyết định, nhưng cũng phần lớn đám cưới được tổ chức theo thuận tình của đôi nam nữ. Lễ chạm ngõ là bước gia đình nhà trai tìm hiểu về gia cảnh của cô gái và xin lấy lá số (ngày tháng năm sinh) của người con gái đem về so tuổi với người con trai xem có hợp tuổi hay không.
-
Củi hứa hôn và phong tục cưới hỏi của người Giẻ – Triêng (P2)
Với số dân khoảng hơn 50.000 người, người Giẻ - Triêng sinh sống chủ yếu tại tỉnh Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh kho tàng văn học dân gian phong phú, tục ngữ, âm nhạc truyền thống khá đặc sắc, người Giẻ - Triêng còn lưu giữ được phong tục cưới hỏi mang nét riêng biệt.
-
Tục cúng gà trong ngày hội ở Lạc Thổ
Làng Lạc Thổ có tên nôm là làng Chêu, thuộc thị trấn Hồ (Thuận Thành) nằm ở phía bờ nam của lưu vực sông Đuống, có truyền thống văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc, trong đó tiêu biểu là tục cúng gà ngày hội làng.
-
Chuh Pơ nú – Nghi lễ tự nguyện của người Jrai, Gia Lai
Đời người Jrai có rất nhiều nghi lễ vòng đời, mỗi lễ có một ý nghĩa tinh thần khác nhau nhưng nếu như những nghi lễ vòng đời là bắt buộc phải có từ khi con người sinh ra và chết đi thì Lễ Chuh Pơ nú là tự nguyện.