Đặc sắc Lễ hội Bunpimay của người Lào ở Đắk Lắk (P2)
Giới thiệu
Sau đó, mọi người kính cẩn mang từng đèn hoa đăng xuống dòng sông Sêrêpôk với những lời cầu an và mong những điều phiền não trôi đi theo năm cũ đã qua. Tiếp đó, toàn thể bà con được nghe những lời cầu chúc nhân dịp năm mới theo nghi thức hành lễ dân gian của các bộ tộc Lào và tham gia Lễ tắm Phật. Từng đoàn người trật tự xếp hàng trước sau, thành tâm bước từng bước một lên và thực hiện nghi thức tắm Phật.
Tiếp đến là nghi thức đắp tháp cát để cầu sức khỏe, hạnh phúc trong năm mới, tập quán buộc chỉ cổ tay, cầu phúc năm mới cho các vị khách cũng được mọi người hào hứng tham gia. Theo đó, người chủ trì buổi lễ, hoặc chủ nhà sẽ buộc vào cổ tay của người thân và khách một vòng chỉ với nhiều màu sắc, biểu tượng hạnh phúc, sức khỏe, may mắn, thành công… Sau ít nhất ba ngày vòng chỉ mới được tháo để điều may mắn đến với mọi người trong suốt cả năm.
Còn với lễ té nước, những tiếng cười luôn rộn rã. Té nước là dịp để tỏ lòng tôn kính, yêu mến nhau với ước nguyện nước sẽ gột rửa điều xấu, bệnh tật và cầu chúc cho năm mới mạnh khỏe, tốt lành. Ai trúng nước càng nhiều thì càng may mắn.
Hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn có hơn 250 khẩu là người Việt gốc Lào sinh sống, tập trung chủ yếu tại xã Krông Na. Việc tổ chức Lễ hội Bunpimay thể hiện sự tôn trọng phong tục, tập quán và góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của các bộ tộc Lào, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Hát Xoan làng cổ sản phẩm du lịch đặc sắc của đất Tổ
Nhắc đến Du lịch Phú Thọ, du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến một vùng đất phát tích, nơi khởi nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi có đền Hùng linh thiêng.
-
Làng kèn Tây độc đáo tại Nam Định
Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề sửa chữa và làm kèn đồng hay còn gọi là kèn Tây, hầu như nhà nào cũng có người biết nhạc lý và chơi thành thạo. Là một làng quê thuần nông nhưng Phạm Pháo lại có đội kèn quy mô hoành tráng nhất cả nước với hơn 200 đội kèn trong đó có cả đội kèn nữ.
-
Cổ Chất làng ươm tơ nổi tiếng đất Thành Nam
Làng Cổ Chất (huyện Trực Ninh, Nam Định) nằm cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 20km là điểm dừng chân thú vị cho du khách bởi nơi đây nổi tiếng với làng nghề ươm tơ, nuôi tằm, dệt lụa.
-
Nghệ thuật dân gian nặn Tò He
Trong số các trò chơi dân gian, có lẽ tò he vẫn là một trong những trò chơi còn được hiện hữu đến nay. Mới đây thôi, tò he còn được chọn là một trong những mặt hàng nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Việt Nam tham gia trong Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Mỹ.
-
Làng nghề thêu tay truyền thống Quất Động
Nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng đạt đến trình độ tinh xảo và kỹ thuật điêu luyện thì không đâu bằng người làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội.