Đặc sắc Lễ hội Bunpimay của người Lào ở Đắk Lắk (P1)
Giới thiệu
Lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no, hạnh phúc, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Ngày Tết, mọi người thường té nước vào nhau để cầu may cho cả năm.
Hằng năm, cứ đến giữa tháng 5 (Phật lịch) tức là vào 3 ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch, nhân dân Lào từ Bắc xuống Nam đều tổ chức ngày Hội “Pi May”. Ngày 13 là ngày cuối năm, ngày 14, 15 là ngày giao thừa, 16 là ngày đầu năm mới. Để đón mừng năm mới, người Lào ở Đắk Lắk lau rửa nhà cửa bằng nước với ý nghĩa tiễn năm cũ và trang trí lại nhà cửa đón mừng năm mới.
Họ giã gạo, xay bột để làm các loại bánh, bún, làm rượu nếp, nấu rượu mạnh đồng thời chuẩn bị lễ để dâng lên chùa. Ngoài ra, người Lào còn chuẩn bị hoa để lễ Phật, cúng thần linh, trang trí nhà cửa và cài lên tóc các cô gái.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để đón Tết, chiều 14, sau một hồi trống chùa, mọi người mặc những bộ quần áo đẹp nhất, tay mang những âu nước thơm hay mâm hoa quả, bánh trái, nến hương lên chùa dự lễ Tắm Phật.
Buổi lễ được bắt đầu bằng những lời kinh “Buột suột loi ka thông Pi mày” (Kinh thả hoa đăng năm mới). Một sợi chỉ trắng được buộc từ bàn tay của bức tượng Phật, nối dài qua tay của các sư thầy đang đọc kinh, như một lời phát nguyện cầu chúc bình an đến mọi người.
(Sưu tầm)
Bài liên quan
-
Hát Páo dung của đồng bào dân tộc Dao, Tuyên Quang
Đối với người Dao (Tuyên Quang) hát Páo dung không chỉ là làn điệu dân ca ngọt ngào, là phương tiện để truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn… mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ.
-
Khua Luống của người Thái ở bản Tôm
Cũng như người Thái ở các bản làng miền Tây Thanh Hóa, người Thái ở bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước còn lưu giữ được nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mình.
-
Ting Ning - cây đàn tình của người Ba Na
-
Lễ ăn hỏi của người Khơ Mú
Song hành cùng với sự phát triển của lịch sử qua quá trình tiếp xúc, giao thoa với các tộc người khác, lễ ăn hỏi của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn, Nghệ An có những biến đổi nhất định. Chính vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện về nét đẹp của bản sắc dân tộc thông qua lễ ăn hỏi.
-
Tục ném trứng trong tang ma của người Hà Nhì